1 Vị vua nào của triều Lý đã cho dựng chùa Một Cột?
icon
Lý Thái Tông
icon
Lý Thánh Tông
icon
Lý Thần Tông
Giải thích Chùa Một Cột được xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tông
2 Chùa Một Cột còn có tên gọi khác là gì?
icon
Chùa Diên Hựu
icon
Chùa Mật
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp), còn có tên khác là Diên Hựu tự hoặc Liên Hoa Đài (Đài Hoa Sen), là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.
3 Ngôi chùa này được xây dựng năm nào?
icon
Năm 1047
icon
Năm 1049
icon
Năm 1051
Giải thích Chùa Một Cột được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất. Truyền thuyết kể lại rằng, vào năm 1049, vua Lý Thái Tông đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao. Mất 2 năm thì chùa xây xong.
4 Ai là người đã cho xây dựng hồ Linh Chiểu để tạo nên không gian chùa Một Cột như ngày nay?
icon
Vua Lý Cao Tông
icon
Vua Lý Huệ Tông
icon
Vua Lý Nhân Tông
Giải thích Theo sử sách, thuở xưa chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông đào thêm hồ Linh Chiểu.
5 Năm 1962, chùa Một Cột được công nhận là...?
icon
Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia
icon
Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia
icon
Di tích quốc gia đặc biệt
Giải thích Năm 1962, chùa Một Cột được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đợt đầu tiên.
6 Chùa Một Cột từng xác lập "Kỷ lục Việt Nam" vào năm bao nhiêu?
icon
Năm 2002
icon
Năm 2004
icon
Năm 2006
Giải thích Năm 2006, chùa Một Cột được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập chùa là “Kỷ lục Việt Nam“ và được đề cử lên Tổ chức Kỷ lục châu Á. Sau một thời gian thẩm định, ngày17/10/2012 tại Faridabad (Ấn Độ), Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập Kỷ lục châu Á cho chùa Một Cột là “ Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á“.
7 Vua Lý Thái Tông tên thật là gì?
icon
Lý Càn Đức
icon
Lý Đức Chính
icon
Lý Nhật Tôn
Giải thích Lý Thái Tông, tên thật là Lý Phật Mã (hay Lý Đức Chính), sinh năm 1000, lên ngôi vua năm 28 tuổi, sau "loạn tam vương" năm 1028.
8 Ông là vị vua thứ mấy của triều đình nhà Lý?
icon
Thứ hai
icon
Thứ ba
icon
Thứ tư
Giải thích Vua Lý Thái Tông là vua thứ hai trong 9 vua nhà Lý.
9 Năm 1042, vua Lý Thái Tông đã cho ban hành bộ luật nào?
icon
Bộ luật Hình thư
icon
Quốc triều hình luật
icon
Hoàng Việt luật lệ
Giải thích Lý Thái Tông rất chăm lo chính sự, đánh dẹp giặc giã, phản loạn, quan tâm phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp. Ông là vua Lý đầu tiên cày tịch điền và thực hiện việc này nhiều nhất. Lý Thái Tông còn đặc biệt chú ý ban hành luật pháp để giữ kỷ cương nề nếp. Năm 1042, vua cho ban hành bộ Hình thư. Theo Đại Việt thông sử, đây là lần đầu tiên hệ thống pháp luật được quy định cụ thể, áp dụng thống nhất trong cả nước và đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội.
10 Vua Lý Thái Tông mất khi bao nhiêu tuổi?
icon
52 tuổi
icon
53 tuổi
icon
54 tuổi
Giải thích Vua Lý Thái Tông mất năm 1054, thọ 54 tuổi.
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
(Ngày Nay) - Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.