Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 18 tỷ USD trong 7 tháng năm 2024

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 7 tháng năm 2024, cả vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện tiếp tục tăng so với cùng kỳ, với mức tăng lần lượt là 10,9% và 8,4%.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cho biết tính đến 20/7/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong khi đó, vốn giải ngân đạt hơn 12,55 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, trong 7 tháng năm 2024, cả vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện tiếp tục tăng so với cùng kỳ, với mức tăng lần lượt là 10,9% và 8,4%; trong đó, đầu tư mới tăng cả về vốn đăng ký (10,76 tỷ USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ), số lượng dự án (1.816 dự án, tăng 11,6% so với cùng kỳ) cũng như quy mô vốn đầu tư (bình quân hơn 5,9 triệu USD/dự án so với mức 4,9 triệu USD/dự án trong 7 tháng năm 2023).

Và đặc biệt, riêng tháng 7/2024 đã ghi nhận tổng lượng vốn đăng ký hơn 2,8 tỷ USD, chiếm 15,6% tổng vốn đầu tư trong 7 tháng, xếp thứ 3 trong 7 tháng đầu năm (sau tháng 6 và tháng 4/2024).Về vốn điều chỉnh, dù số lượng dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư giảm (734 lượt dự án, giảm 0,3% so với cùng kỳ) nhưng tổng vốn đăng ký đạt hơn 10,76 tỷ USD, tăng đáng kể so với cùng kỳ (19,4%).

Tuy nhiên, trái ngược với sự gia tăng của các dòng vốn trên, vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư ngoại trong 7 tháng vẫn giảm cả về lượt giao dịch (1.795 giao dịch, giảm 3,1%) lẫn giá trị vốn góp (2,27 tỷ USD, giảm 45,2%).

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết 7 tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 12,65 tỷ USD, chiếm 70,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 15,7% so với cùng kỳ.

Tiếp đến, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 2,87 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 78% so với cùng kỳ.

Có thể nói, năm nay, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản đã có bước tăng trưởng khá mạnh.Sau bất động sản, vốn đầu tư đổ vào ngành bán buôn bán lẻ, với tổng vốn đăng ký gần 740,5 triệu USD.

Đây chính là ngành dẫn đầu về số lượt giao dịch góp vốn, mua cổ phần, chiếm 42,1% tổng lượt góp vốn, mua cổ phần của 7 tháng qua.

Tiếp theo, là các hoạt động chuyên môn, khoa học-công nghệ, với vốn đầu tư đăng ký hơn 490,6 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết đã có 91 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 7 tháng năm 2024; trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,52 tỷ USD, chiếm gần 36,2% tổng vốn đầu tư, tăng 79,1% so với cùng kỳ 2023.

Hong Kong (Trung Quốc) đứng thứ hai với hơn 2,19 tỷ USD, chiếm 12,2% tổng vốn đầu tư, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ. Tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…

Tuy nhiên, nếu xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 29,7%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 24,5%) và góp vốn, mua cổ phần (chiếm 26%).

Xét về địa bàn, số liệu thống kê cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 48 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 7 tháng năm 2024.

Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,2 tỷ USD, chiếm gần 17,8% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 3 lần cùng kỳ. Tiếp theo là Quảng Ninh với hơn 1,56 tỷ USD, chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 2,2 lần so với cùng kỳ.

Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,55 tỷ USD, chiếm gần 8,6% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Hải Phòng.

Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài 7 tháng năm 2024 tiếp tục tăng so với cùng kỳ. Khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 27,9 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 26,8 tỷ USD không kể dầu thô, đóng góp đáng kể vào kết quả xuất siêu ước tính khoảng 12,4 tỷ USD trong 7 tháng của cả nước.

Tính lũy kế đến ngày 20/07/2024, cả nước có 40.777 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 487 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 309,7 tỷ USD, bằng 63,6% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
(Ngày Nay) - Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Ảnh minh hoạ.
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế có đang bị lạm dụng?
(Ngày Nay) - Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ thuế, đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, áp dụng tràn lan, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực vượt khó, phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế nói chung chịu nhiều biến động. .
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016.
Không phân biệt cao - thấp với di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.