Vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường: Bi kịch phía sau một tội ác

Vụ án chị Lê Thị Thanh Huyền tử vong sau ca phẫu thuật nâng ngực và bị bác sĩ “máu lạnh” Nguyễn Mạnh Tường phi tang xác dưới đáy sông Hồng đã gây rúng động dư luận và tạo nên một làn sóng phẫn nộ. Đằng sau sự việc trên là nỗi đau thương mất mát của cả hai bên gia đình
Vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường: Bi kịch phía sau một tội ác

Bưa cơm dang dở vĩnh viễn không có ngày trở về

Làm đẹp là một nhu cầu tất yếu của những người phụ nữ, nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền đó cũng không phải ngoại lệ. Với khao khát có một cơ thể đẹp và hoàn hảo hơn, chị Huyền đã quyết định thực hiện ca phẫu thuật thẩm mỹ hút mỡ bụng và phẫu thuật nâng ngực. Dù trước đó, theo chia sẻ của ông Trường – chú của nạn nhân, trước khi xảy ra sự cố dẫn đến cái chết thương tâm, chị Huyền đã nhiều lần bàn với anh Huy xin được đi làm phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng anh Huy đều gạt đi và không đồng ý. Tuy nhiên chị Huyền vẫn cố giấu chồng. Ngày 19/10/2013, trước lúc ra khỏi nhà, chị Huyền nói dối chồng là đi hội thảo. Chiều cùng ngày, chị Huyền vẫn nhắn cho chồng một tin nhắn với nội dung sẽ đi sinh nhật bạn về muộn, gia đình cứ ăn cơm trước, không phải chờ cơm.

Vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường: Bi kịch phía sau một tội ác - anh 1
Nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền (nguồn internet)

Thế nhưng có lẽ chính bản thân chị và cả gia đình cũng không ai có thể ngờ đó là tin ngắn cuối cùng của một người phụ nữ đang hân hoan bước vào ca phẫu thuật “tử thần” với hy vọng về một cơ thể hoàn hảo. Bữa cơm mà chị Huyền căn dặn chồng con ăn trước trở thành bữa cơm vĩnh viễn dang dở vì thiếu đi người vợ, người mẹ trong gia đình. Trước khi bước vào ca phẫu thuật chắc chị Huyền cũng không bao giờ có thể hình dung, khát vọng làm đẹp của mình lại phải trả cái giá quá đắt, bằng chính mạng sống quý giá của mình. Điều đáng nói ở đây, là chị đã lựa chọn và giao cả cuộc sống của mình cho một cơ sở thẩm mỹ không được cấp phép, hoàn toàn không đủ điều kiện để thực hiện những ca đại phẫu gây mê đòi hỏi những bác sĩ được đào tạo bài bản. Thế nhưng nỗi đau không dừng lại ở đấy. Ngay cả khi chị đã mất đi mạng sống của mình, chị vẫn chưa thể trở về với gia đình khi thi thể của chị bị bác sĩ “máu lạnh” Nguyễn Mạnh Tường phi tang dưới đáy sông Hồng lạnh lẽo. Sự ra đi của chị khiến cho gia đình bàng hoàng sửng sốt, nỗi đau như nhân lên gấp bội khi người chồng của chị, đang phải một mình chèo chống con thuyền gia đình vượt qua những ngày tháng giông bão.

Hơn 9 tháng tìm kiếm vô vọng

Trong suốt 9 tháng ròng rã, đội tìm kiếm cũng như nhiều người quan tâm đến dự việc đã quá quen với hình ảnh một người đàn ông dong dỏng cao với đôi mắt u buồn, thẫn thờ nhìn dòng nước sông Hồng chảy xiết trong vô vọng. Người đàn ông ấy chính là anh Nguyễn Hữu Huy – chồng của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền. Suốt trong khoảng thời gian ấy, anh liên tục cùng cơ quan chức năng phối hợp tìm kiếm thi thể chị Huyền dọc sông Hồng, từ cầu Thanh Trì xuôi về hạ lưu. Công cuộc tìm kiếm diễn ra cả ngày lẫn đêm, khiến cho một người đàn ông vô cùng cứng rắn cũng có lúc chừng như gục ngã.

Vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường: Bi kịch phía sau một tội ác - anh 2
Anh Huy chồng nạn nhân chờ đợi kết quả tìm kiếm thi thể vợ

Sau rất nhiều nỗ lực tìm kiếm không thành, có lúc anh Huy phải thốt lên trong tuyệt vọng “Những ngày lênh đênh trên thuyền với bánh mì lót dạ, mà tôi cũng còn lòng dạ nào để ăn nữa. Nếu có thông tin về xác chết ở bất cứ đâu thì chúng tôi vẫn sẽ tới ngay lập tức, kể cả lật tung từng ngọn cỏ, bới từng mớ rác ở hai bên bờ sông Hồng tôi cũng sẽ làm. Nhưng đến nay, vẫn chưa có thông tin nào cả. Tôi mông lung lắm. Biết tìm vợ tôi nơi đâu giữa chốn mênh mông này”.

Cho đến khi được CA Hà Nội thông tin tìm thấy xác chị Huyền, anh vẫn chưa thể nguôi niềm đau của mình. Điều anh mong muốn bây giờ là kẻ thủ ác nhanh chóng chịu sự răn đe thích đáng của pháp luật.

Phiên tòa lương tâm của gã bác sĩ “máu lạnh”

Điều mà ít ai biết là chỉ còn đúng 2 ngày nữa sau ngày xảy ra sự việc tại thẩm mỹ viện Cát Tường, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường sẽ chính thức bảo vệ luận án tiến sĩ. Cánh cửa tương lai tưởng chừng như rộng mở, nay đã khép chặt sau những tội lỗi khó được dung thứ của bác sĩ Tường. Trở về Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam sau khi vụ án xảy ra, chúng tôi không thể cầm lòng trước căn nhà đơn sơ của bác sĩ Tường, nơi có người mẹ già đang quặn thắt trong nỗi đau mất con, cả gia đình mất đi chỗ dựa vững chắc suốt bao nhiêu năm qua. Bố đẻ bác sĩ Tường cũng từng là một bác sĩ quân y tham gia chiến trường miền Nam, sau khi sinh bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường cụ bị nhiễm chất độc màu da cam, thế nên cả ba cô em gái sau của bác sĩ Tường đều không được bình thường. Luôn canh cánh trong lòng hình ảnh 3 đứa em lơ ngơ, tật nguyền quanh năm đau ốm, từ nhỏ, Tường có tiếng là ngoan ngoãn, siêng năng, chăm chỉ và học rất giỏi. Dù hoàn cảnh gia đình thời đó rất khó khăn nhưng Tường luôn luôn cố gắng học tập tốt với mong muốn duy nhất là giúp gia đình thoát nghèo. Học hết cấp 3, Tường thi đỗ liền 3 trường đại học danh tiếng (từng đỗ thủ khoa đại học Y Thái Bình).

Vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường: Bi kịch phía sau một tội ác - anh 3
Ngôi nhà gắn bó với tuổi thơ bị cáo Tường

Chọn Đại học Y Hà Nội, chàng thanh niên tỉnh lẻ ôm hai bộ quần áo mới lên Hà Nội nhập học. Để có đủ số tiền cho con nộp học và mua sắm quần áo, đồ dùng thiết yếu cho những ngày đầu nhập trường, mẹ Tường đã phải bán bớt ruộng của gia đình. Cầm 5 triệu đồng tiền bán ruộng của mẹ trong tay, Tường đã tự hứa với lòng mình là sẽ học hành thật tốt, để không phụ công cha mẹ. Để rồi suốt những năm năm tháng ở đại học Y, cậu sinh viên nghèo Nguyễn Mạnh Tường đã nỗ lực không ngừng nghỉ. Tường học ngày học đêm, chỉ có một mong muốn duy nhất là sau này có thể giúp đỡ nhiều người chữa bệnh. Nhiều hôm đứt bữa, cậu sinh viên nghèo đã đói lả, gục giữa giảng đường.

Khi Tường cầm tấm bằng bác sỹ trong tay cũng là lúc bi kịch gia đình ập đến khi bố Tường qua đời vì một cơn bệnh hiểm nghèo, di căn của căn bệnh quái ác thời chiến tranh. Để sinh tồn, nuôi 3 em bị bệnh hiểm nghèo và mẹ già đã mất hết sức lao động Tường xin phụ việc cho vị giáo sư nghành y cũng là thấy dạy mình. Từ đó Tường là chỗ dựa duy nhất cả về vật chất và tinh thần cho cả gia đình. Năm 2002 Tường được nhận vào làm tại Bệnh Viện E, ở đây Tường đã gặp cô Y tá xinh đẹp, hiền dịu là Hằng rồi hai người nhanh chóng đi đến hôn nhân. Sau đám cưới của hai người, những đứa con lần lượt ra đời trong niềm hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ. Năm 2006 Tường được điều chuyển sang công tác tại Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội.

Trong suốt cuộc đời hành nghề y của mình Tường luôn là một bác sĩ nổi tiếng tâm huyết với nghề. Những đồng nghiệp của Tường trong bệnh viện Bạch Mai còn kể câu chuyện cảm động về một phụ nữ bị tai nạn năm 2010 khiến cánh tay gần như đã lìa khỏi thân mình. Tất cả các y bác sỹ đều lắc đều ngao ngán cho rằng tai nạn của chị là vô phương cứu chữa chỉ còn cách cưa bàn tay đi để duy trì sự sống. Thế nhưng Tường không nghĩ như vậy. Và bằng đôi bàn tay vàng Tường đã giữ lại được cánh tay cho nạn nhân trong niềm vui khôn tả của gia đình chị. Còn chuyện đồng hương hoặc người nhà bệnh nhân đau ốm khó khăn được bác sỹ Tường tạo đủ mọi điều kiện từ chỗ ăn chỗ ở cho đến tiền viện phí thì nhiều không kể xiết.

Cách ngày xảy ra ca phẫu thuật định mệnh 6 tháng, Tường quyết định ra mở phòng khám tư chuyên khoa thẩm mỹ. Thế mà chỉ trong một buổi chiều, con dao mổ làm lên sự nghiệp đã oan nghiệp cướp đi sinh mạng của người phụ nữ xấu số. Và trong giây phút hoảng loạn, từ một bác sỹ, gã đã trở thành một sát nhân máu lạnh khi tìm cách phi tang người đàn bà xấu số. Sinh nghề tử nghiệp, nhưng hành động của Tường bị cả xã hội lên án bởi hành vi phi tang xác chị Huyền nhằm chạy trốn tội lỗi. Giờ đây, chắc hẳn sự ân hận muộn màng không thể cứu giúp được Tường khỏi sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật và cả những phán xét cay đắng của tòa án lương tâm.

Và giọt nước mắt oan nghiệt của người vợ bơ vơ

Trong suốt câu chuyện bi thương này chị Hằng, người vợ của bị cáo Tường chính là người phụ nữ đau khổ nhất. Gia đình bác sĩ Tường có 2 người con, đứa con trai đầu sinh năm 2006 hiện đang học lớp 3, còn đứa con trai thứ 2 sinh năm 2010 hiện đang được gửi ở nhà trẻ. Chị Hằng là y tá ở bệnh viện E. Từ ngày sự việc xảy ra đến giờ chỉ như bị bấn loạn, nhiều lúc chị đã muốn tìm đến cái chết cho thanh thản. Thế nhưng khi nghĩ đến 2 đứa con chị đã quyết tâm vượt lên để nuôi dạy con lên người. Từ hôm xảy ra vụ án chị đã lánh mặt tất cả mọi người, đưa các con về quê để tạm thời tránh cơn bão dư luận. Và phải vô cùng khó khăn chúng tôi mới có thẻ tiếp cận và nghe những tâm sự của chị thông qua cuộc điện thoại của người hàng xóm tốt bụng được chị tin tưởng giao phó trông nom nhà cửa trong những ngày tháng nước sôi lửa bỏng này.

Vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường: Bi kịch phía sau một tội ác - anh 4
Thẩm mỹ viện Cát Tường (ảnh internet)

Chị cho biết ngay khi tai nạn đáng tiếc xảy raTường đã gọi điện cho chị trong cơn hoảng loạn. Mặc dù vô cùng choáng váng nhưng chị đã khóc hết nước mắt cầu xin anh báo cho bệnh viện và công an nhưng không thể ngăn cản được hành động mù quáng của chồng. Bây giờ chị chỉ có nguyện vọng được gia đình nạn nhân thông cảm phần nào và dư luận thấu hiểu cho hoàn cảnh của gia đình mình. Chị nói trong nước mắt “Trong suốt thời gian qua, tôiđang sống những ngày tháng bị day dứt và ám ảnh cực độ. Trước khi tìm thấy xác, ngày nào tôi cũng cầu trời khấn phật và cầu xin vong linh của chị Huyền phù hộ cho công an và các bên tìm kiếm tìm thấy thi thể của chị để có thể cùng gia đình chị thực hiện lễ an táng đưa chị về nơi an nghỉ cuối cùng. Bây giờ, dù biết là tội lỗi của chồng khó dung tha, tôi mong muốn được gửi lời xin lỗi chân thành và sâu sắc nhất đến bên gia đình nạn nhân, các đơn vị liên quan, và được làm việc với bên gia đình chị Huyền để hai bên có thể cùng chia sẻ nổi đau, mất mát này. Ngoài ra bây giờ tôi phải cố gắng vượt lên trên tất cả dư luận để sống và nuôi hai con tốt nhất có thể”.

Khi được hỏi về Tường, chị Hằng cũng cho biết chị đang chuẩn bị tâm lý đón nhận tất cả phán quyết của tòa án, song dù trong hoàn cảnh nào, chị Hằng vẫn ở bên Tường kể cả khi trường hợp xấu nhất xảy ra.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.