Vụ bé ăn rác ở Lạng Sơn: Vì sao lãnh đạo Lạng Sơn cung cấp thông tin sai sự thật?

Theo tác giả clip, những người có trách nhiệm trọng vụ “bé mầm non bị bỏ ngoài sân, ăn rác” đã tìm gặp cô và gia đình để đưa ra những đề nghị lạ lùng quanh sự việc.
Vụ bé ăn rác ở Lạng Sơn: Vì sao lãnh đạo Lạng Sơn cung cấp thông tin sai sự thật?
Vụ bé ăn rác ở Lạng Sơn: Vì sao lãnh đạo Lạng Sơn cung cấp thông tin sai sự thật? - anh 1
Đứa bé là con ai?

Chiều 5/10, nói về những diễn biến mới nhất của sự việc trẻ mầm non nhặt rác ăn ngoài cửa ở Lạng Sơn, ông Vy Văn Tuấn - Chủ tịch xã Xuân Mai (huyện Văn Quan) cho biết, chính quyền xã cùng phòng giáo dục huyện Văn Quan đã cơ bản nắm bắt được nội tình vụ việc.

"Đã có 2 giáo viên trường mầm non Xuân Mai nhận trách nhiệm và hiện tại, họ đã phải viết bản tường trình, đồng thời bị tạm đình chỉ đứng lớp để phục vụ các công tác điều tra liên quan", ông Tuấn nói.

Tuy nhiên, vị chủ tịch xã từ chối tiết lộ danh tính 2 giáo viên nói trên cũng như cháu bé trong các clip, bao gồm cả một clip mới xuất hiện trang Fanpage Tin nóng Lạng Sơn, không lâu sau khi clip “bé mầm non bị bỏ ngoài sân, ăn rác” được đăng tải.

Clip mới này dài chỉ 5 giây, được tác giả chia sẻ rằng, quay tại cùng lớp học nọ, ghi lại cảnh một giáo viên dường như đang cố dọa một em bé bằng cách xốc nách, vờ ném vào bể nước, mặc bé gào khóc thảm thiết.

Vụ bé ăn rác ở Lạng Sơn: Vì sao lãnh đạo Lạng Sơn cung cấp thông tin sai sự thật? - anh 2

Dường như người giáo viên này đang cố dọa em bé bằng cách vờ như ném em vào bể (ảnh cắt từ clip)

Theo lời ông Vy Văn Tuấn, 2 em bé trong các clip là khác nhau, một là con của chính giáo viên vừa bị đình chỉ.

Ông nói: “Một đứa trẻ là con của phụ huynh, còn một đứa thì cô giáo khai là con của cô giáo”.

Mặc dù người đứng đầu chính quyền xã Xuân Mai nói như vậy, nhưng trưởng phòng giáo dục huyện Văn Quan, bà Lành Thị Huệ, trong nhiều phút trao đổi với PV qua điện thoại, đã không đề cập đến chi tiết này.

Bà Huệ nói: “Phòng giáo dục đã chỉ đạo xuống nhà trường, đã gặp gỡ và đưa lời xin lỗi đến gia đình (cháu bé) rồi”.

Còn chủ nhân của các clip, em L.A - hiện đang học lớp 12, thì khẳng định, 2 em bé trong hai đoạn clip trên là một.

Chính mẹ của cháu bé trong clip ăn rác, chị Nguyễn Thị Nga (trú tại xã Xuân Mai) khi xem clip thứ 2 cũng khẳng định, tiếng khóc trong clip thứ 2 chắc chắn là con mình.

“Ban đầu khi xem clip thấy con mình bốc rác ăn và bị cô giáo nhấc vào bể nước, tôi bức xúc lắm, cả ngày không ăn uống gì. Hiện tại, đã có hai giáo viên của trường đến và xin lỗi gia đình về chuyện này rồi”, chị nói.

Tuy nhiên, điều khiến chị Nga bức xúc hơn cả chính là thông tin ông chủ tịch xã Vy Văn Tuấn nói với báo chí rằng em bé trong clip là con của một trong 2 giáo viên đứng lớp. Chị Nga nghi ngờ có động cơ không trong sáng sau những phát ngôn mâu thuẫn này.

Truy tìm uẩn khúc

Cũng giống như người mẹ khốn khổ, em L.A - người đã cố công thực hiện các clip đằng sau bức tường cao 3 mét, tỏ ra rất bức xúc với những phát ngôn của lãnh đạo xã Xuân Mai về danh tính của cháu bé xuất hiện trong clip.

"Hai cháu bé là một và không phải là con của giáo viên nào cả", L.A giận dữ nói với PV.

Theo lời nữ sinh lớp 12, lớp mầm non được chuyển đến gần chỗ cô ở từ đầu năm học. Kể từ đó, gần như trưa nào cô cũng nghe thấy tiếng trẻ con khóc.

Các clip được L.A quay vào khoảng 13h30' ngày 1/10. Khi đó, cô đang ở phòng thì nghe tiếng trẻ kêu khóc. Ban đầu, cô định trèo lên bể nước trên tầng để quay, nhưng tường quá cao không trèo được.

Vụ bé ăn rác ở Lạng Sơn: Vì sao lãnh đạo Lạng Sơn cung cấp thông tin sai sự thật? - anh 3

Hình ảnh cháu bé nhặt rác ăn do bị nhốt ở ngoài cửa (ảnh cắt từ clip)

Tuy nhiên, tiếng khóc của đứa trẻ ngày càng lớn, nên L.A đã dùng điện thoại giơ lên cao để quay xuống phía dưới.

Sau khi quay được clip đứa trẻ khóc thét bị nhốt ở ngoài cửa, nhặt rác trong thùng ăn, rồi một cô giáo ra ngoài bế vào nhà, người quay đã dừng việc ghi hình. Tuy nhiên, ngay sau đó, lại thấy tiếng khóc của đứa trẻ.

Người quay phim quan sát, thấy cô giáo bế đứa trẻ ra ngoài, dọa trên miệng bể nước nên đã mang điện thoại ra quay tiếp. Theo cô gái 18 tuổi này, bể nước này đã sắp cạn.

Nói về việc phát ngôn bất nhất giữa những người có trách nhiệm tại địa phương trong vụ việc này, L.A cho biết thêm, có nhiều lý do khiến cô tin rằng họ đang cố làm cho sự việc chìm đi.

Đầu tiên đó là việc những người này (gồm lãnh đạo phòng giáo dục huyện và trường mầm non Xuân Mai) đã tìm gặp L.A tại nhà riêng không lâu sau khi sự việc trở lên ầm ĩ, đưa ra những đề nghị để làm sai lệch thông tin.

Cụ thể, theo lời cô gái này, họ đề nghị rằng, nếu ai hỏi thì L.A sẽ nói em bé trong clip là con cô giáo.

Vụ bé ăn rác ở Lạng Sơn: Vì sao lãnh đạo Lạng Sơn cung cấp thông tin sai sự thật? - anh 4

Đoạn chát của L.A với tác giả

Do có ràng buộc nhất định, L.A chỉ ậm ừ và nói "để cháu xem đã". Sau đó, những người này ra về.

Chính từ những yếu tố trên, nữ sinh lớp 12 nghi ngờ rằng, những người có trách nhiệm đang cố làm sự việc đơn giản đi bằng cách nói đó là con của cô giáo, hòng nhấn chìm sự việc đang rất nóng bỏng này.

Liên quan đến tố cáo dàn xếp sự việc theo hướng giảm nhẹ trách nhiệm cho các bên liên quan bằng cách nói em bé là con cô giáo, PV đã trao đổi thêm với người đứng đầu chính quyền xã Xuân Mai, ông Vy Văn Tuấn.

Theo lời ông Tuấn, thông tin em bé là con cô giáo không phải do ông tự nghĩ ra, mà do chính một trong 2 cô giáo đã tự nói như vậy.

"Tuy nhiên, sau khi xác minh lại thì được biết đây là con của người dân, không phải con của cô giáo", ông Tuấn nói.

Vị chủ tịch xã cũng thừa nhận, chuyện lãnh đạo phòng giáo dục huyện, lãnh đạo trường mầm non và xã Xuân Mai đến nhà, đề nghị em L.A "không cung cấp thêm thông tin, đồng thời nhận đây là con cô giáo" là sự thật.

Tuy nhiên, ông không đề cập đến nguyên nhân tại sao lại đưa ra những đề nghị này.

Xem thêm:

- Xử lý nghiêm 2 cô giáo "để trẻ ăn rác"

- Phẫn nộ giáo viên mầm non đá học sinh dúi dụi

Theo Trí thức trẻ

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.