Vụ khai quật tử thi sau 6 năm treo cổ: Lời nói nghẹn lòng của người mẹ già

(Ngày Nay) - Sau cái chết đầy bất ngờ của chị Đào Thị Hoa, người mẹ già một mực khẳng định con mình chết oan và yêu cầu mổ tử thi, bà cụ còn hét lên rằng: “Con tôi chết oan, phải mổ tử thi. Nó chết rồi biết đau chi mô…”
Luật sư Nguyễn Duy Dụ kể lại sự việc với phóng viên Ngày Nay
Luật sư Nguyễn Duy Dụ kể lại sự việc với phóng viên Ngày Nay

Vụ tự tử có 2 hiện trường?

Gặp luật sư Nguyễn Duy Dụ, nguyên Vụ phó Vụ 1, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, người đại diện cho gia đình nạn nhân Đào Thị Hoa, gửi đơn khiếu nại đến khắp nơi sau đúng 1 tuần cuộc khai quật tử thi diễn ra. Với những diễn biến mới nhất, luật sư Dụ không giấu nổi niềm vui với nghề nghiệp khi mà sự cố gắng của ông cũng đã tìm được những thành công ban đầu. 

Tự khẳng định là cơ duyên đã đưa mình đến với vụ việc này, luật sư Dụ chia sẻ rằng, khi ông nghe lại người nhà của gia đình chị Hoa kể lại, xem lại toàn bộ các chứng cứ mà mọi người cung cấp, bằng cảm nhân, kinh nghiệm nhiều năm trong ngành kiểm sát, ông nhận thấy đây là một vụ việc hết sức bất thường, có quá nhiều điểm nghi vấn mà chưa được làm sáng tỏ.

Luật sư Dụ kể, theo những thông tin mà người nhà kể lại thì sau khi phát hiện ra sự việc, tất cả thành viên trong gia đình đều vô cùng choáng váng, tuy nhiên, những người có mặt sớm nhất tại hiện trường vụ việc cũng đã lưu được bức ảnh hết sức quan trọng.

Vụ khai quật tử thi sau 6 năm treo cổ: Lời nói nghẹn lòng của người mẹ già ảnh 1Hiện trường vụ việc (Ảnh do gia đình cung cấp)

Theo như luật sư Dụ thì tại hiện trường nơi được cho là chị Hoa đã treo cổ tự tử có rất nhiều dấu hiệu bất thường như: Nạn nhân chết trong tư thế quỳ, toàn bộ cơ thể hoàn toàn không có bất cứ vết xước nào, các cây cỏ xung quanh không có dấu hiệu dập gẫy và đặc biệt là sợi dây mà nạn nhân dùng để treo cổ dài tới 7 mét từ điểm thắt nút vắt lên cành cây tới đầu dây mà nạn nhân được cho dùng để kéo thít là bằng nhau…

Bên cạnh đó, theo kết quả thu thập tại hiện trường thì còn có một chiếc bật lửa ngay gần cạnh thi thể của nạn nhân. Điều đáng nói là vật chứng này sau đó mặc dù thu lượm được nhưng cũng không được làm rõ là từ đâu, của ai hay là của nạn nhân. 

Ngoài hiện trường nơi phát hiện thi thể của chị Hoa thì còn một hiện trường nữa đó là nơi phát hiện ra đôi dép của nạn nhân, cách hiện trường nơi treo cổ khoảng 300m. 

Luật sư Dụ cho biết, từ khoảng cách phát hiện đôi dép tới nơi treo cổ cả một đoạn đường đồi rừng rập rạp, nếu nạn nhân đi chân trần thì chắc chắn phải có vết xước. Tuy nhiên, toàn bộ cơ thể chị Hoa kể cả lòng bàn chân cũng không có bất cứ vết xước nào… đây là một dấu hiệu vô cùng bất thường mà đã bị bỏ qua. 

Căn cứ theo những dấu vết này, luật sư Dụ khẳng định, vụ việc của chị Đào Thị Hoa là có 2 hiện trường chứ không phải một. Còn sự liên quan như thế nào thì đến nay vẫn chưa được làm rõ.

Vào thời điểm phát hiện chị Hoa treo cổ, sau khi cơ quan chức năng thực hiện một số các thủ tục cần thiết, đại diện gia đình nội ngoại ký vào biên bản không phẫu thuật tử thi để đưa về nhà an táng. 

Phân tích thêm, luật sư Dụ cho biết, đại diện phía gia đình nhà chồng chị Hoa đã cử một người không phải là dòng tộc họ nội ra ký nhận.Theo luật sư Dụ : “Chồng chị Hoa mang họ Ngô, còn người ký biên bản lại là họ Thái, cùng với những thông tin thu thập được thì người này hoàn toàn không phải huyết thống họ nội của gia đình…”

Lời kêu cầu của người mẹ già

 Khi gia đình quyết định đưa thi thể chị Đào Thị Hoa về để an táng thì phía bên ngoài, người mẹ già của nạn nhân là bà Hoàng Thị Thào kêu khóc thảm thiết, một mực khẳng định con mình chết oan. 

Tất cả những người có mặt tại hiện trường vào thời điểm năm 2012 vẫn còn nhớ như in những lời khóc than thảm thiết của bà cụ. Trong tiếng khóc xé lòng của cảnh mẹ già tiễn con trẻ, cụ Thào một mực khẳng định con mình chết oan, cần phải điều tra, cần phải phẫu thuật tử thi để tìm ra chính xác nguyên nhân cái chết.

Trong tiếng khóc nấc lên từng hồi vì đau đớn cụ Thào yêu cầu: “Con tôi chết oan, phải phẫu thuật tử thi. Nó chết rồi biết đau chi mô…” Câu nói này cứ nhắc đi nhắc lại nhưng khi mà biên bản đã được ký thì thi thể chị Hoa đã được đưa về nhà để thực hiện an táng.

Mọi người đều vô cùng đau xót trước sự ra đi bất ngờ của chị Hoa. Gia đình cả hai bên nội ngoại đều rất choáng váng nhưng vẫn cố gắng tập trung sức lực để lo an táng cho chị Hoa đúng theo phong tục địa phương.

Vụ khai quật tử thi sau 6 năm treo cổ: Lời nói nghẹn lòng của người mẹ già ảnh 2Truyền đơn với nội dung như thế này xuất hiện rất nhiều tại đám tang của chị Đào Thị Hoa 

Một chuyện vô cùng lạ là dọc đường đi từ nhà chị Hoa ra đến nghĩa địa bất ngờ xuất hiện rất nhiều tờ giấy trắng trong đó có ghi nội dung về việc chị Hoa đã chết oan, cơ quan điều tra phải phẫu thuật tử thi để làm rõ sự việc. Những tờ giấy này sau đó được một số người nhặt lên đọc và không một ai biết được người đã dải những tờ giấy này…

Những bí ẩn cứ chồng chồng, lớp lớp nhưng trong lúc bấn loạn vì đau đớn những người thân trong gia đình chị Hoa không thể biết phân định được việc cần làm nữa, tất cả tập trung cho việc lo hậu sự cho chị Hoa.

Với luật sư Dụ, sau khi ông tiếp xúc vụ viêc, chỉ cần nghe qua lời kể về quy trình thực hiện điều tra đã nhận thấy những điều bất thường và càng tìm hiểu ông càng cảm thấy đây là một vụ án.

Còn nữa

Phở - Một thế kỷ định hình và lan tỏa
Phở - Một thế kỷ định hình và lan tỏa
(Ngày Nay) - Phở ra đời trong bối cảnh giao thoa văn hóa Việt - Pháp đầu thế kỷ 20 và được coi là món ăn quốc dân của Việt Nam, vượt qua thời gian để trở thành biểu tượng ẩm thực độc đáo. Từ những gánh hàng rong đến những quán phở gia truyền và hàng loạt chuỗi nhà hàng cao cấp, phở đã trở thành câu chuyện văn hóa và kinh tế mang tính biểu tượng.
Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng mời đại biểu, khách mời thưởng thức nem. Ảnh: Trường Dụy/PV TTXVN tại Italy
Phở và nem Việt Nam chinh phục thực khách Italy
(Ngày Nay) - Ngày 12/12, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airlines tổ chức sự kiện “Ngày Phở và Nem tại Italy” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.