Vụ mua bán trẻ tại chùa Bồ Đề: "Bảo mẫu" lĩnh án 42 tháng tù

Liên quan đến vụ “Mua bán trẻ em” xảy ra tại chùa Bồ Đề, HĐXX sơ thẩm TAND quận Long Biên (Hà Nội) đã tuyên án Phạm Thị Nguyệt 48 tháng tù giam và Nguyễn Thị Thanh Trang 42 tháng tù giam.
Vụ mua bán trẻ tại chùa Bồ Đề: "Bảo mẫu" lĩnh án 42 tháng tù

Tin trên Trí Thức Trẻ, cuối giờ chiều ngày 9/9, HĐXX sơ thẩm TAND quận Long Biên (Hà Nội) đã tuyên án vụ “Mua bán trẻ em” xảy ra tại chùa Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Từ các tài liệu, chứng cứ điều tra và lời khai các bị cáo trước tòa, lời bào chữa, luận tội của các bên, HĐXX nhận định, hành vi của Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt đã cấu thành tội mua bán trẻ em.

HĐXX tuyên bị cáo Phạm Thị Nguyệt (SN 1970, quê Ninh Bình) 48 tháng tù giam và 42 tháng tù giam dành cho bị cáo Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1978, trú tại quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) sau khi đã xem xét đầy đủ các hình thức tăng nặng, giảm nhẹ.

Về mặt dân sự, HĐXX yêu cầu bị cáo Nguyệt hoàn trả số tiền hơn 79 triệu đồng cho người chồng là anh Phạm Văn Hữu (quê Phú Xuyên, Hà Nội). Đồng thời trả số tiền 40 triệu đồng mà Nguyệt đã vay anh Vũ (người tình của Nguyệt) để thực hiện hành vi mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề. Trả lại bị cáo 2 cuốn hộ chiếu.

Yêu cầu bị cáo Trang hoàn trả số tiền 35 triệu đồng đã nhận từ Nguyệt sung công quỹ nhà nước. Trả bị cáo chiếc điện thoại di động CQCA đã thu giữ trước đó để phục vụ công tác điều tra.

Vụ mua bán trẻ tại chùa Bồ Đề: "Bảo mẫu" lĩnh án 42 tháng tù - anh 1

90 tháng tù dành cho 2 bị cáo vì hành vi mua bán trẻ em.

Theo cáo trạng, bảo mẫu Nguyễn Thanh Trang nói với Nguyệt về việc anh Nguyễn Thành Long nhận cháu Công làm cha đỡ đầu, hứa từ thiện cho nhà chùa 50 triệu đồng. Nếu Nguyệt muốn nhận cháu bé làm con nuôi phải đưa tiền.

Trả lời HĐXX, Trang nói: "Bị cáo ở chùa Bồ Đề không có chuyện cho các cháu làm con nuôi ạ. Bị cáo cũng không nói anh Long bồi dưỡng, công đức với chùa".

Bảo mẫu này đổ lỗi việc làm sai trái của mình là vì cảm thông hoàn cảnh khó khăn của mẹ cháu bé. "Bản thân bị cáo là mẹ đơn thân, nếu tìm được gia đình nuôi dưỡng cháu lớn lên sẽ tốt hơn ạ. Bị cáo biết Nguyệt là người tốt, thường xuyên làm từ thiện ở chùa nên suy nghĩ thiển cận", Trang nói.

Người phụ nữ này cho biết trước khi giao cháu Công đã đến nhà Nguyệt chơi nhưng có thiếu sót là không tìm hiểu kỹ càng.

Đại diện công tố tại tòa giải thích thời điểm cháu Công ở chùa Bồ Đề được vợ chồng anh Long đỡ đầu, tận tình chữa trị bệnh viêm phổi. Đến ngày 31/12/2014, lấy lý do có đoàn kiểm tra, bị cáo gọi cho vợ anh Long giục đưa cháu bé về chùa. Ngay ngày hôm sau, bị cáo đã đưa cháu bé về nhà mẹ đẻ. “Nếu không vì mục đích mua bán của bị cáo, cháu Công sẽ không chết vì bệnh sởi?”, VKSND hỏi.

Lúc này, bị cáo Trang bao biện: "Việc các cháu được nhận nuôi dù nhiều nhưng chỉ được thời gian ngắn".

Người giữ quyền công tố tại tòa cho rằng các bị cáo vẫn quanh co, chưa thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội.

Trả lời luật sư, Phạm Thị Nguyệt vẫn tiếp tục khẳng định không hứa hẹn đưa cho Trang số tiền 40 triệu đồng. “Do biết mẹ cháu bé đang chữa bệnh nên bị cáo nghĩ bồi dưỡng cho chị ấy thôi ạ”, bị cáo Nguyệt khai.

Trước vành móng ngựa, Nguyệt cũng khai nhận sư trụ trì Thích Đàm Lan không vi phạm pháp luật, không biết chuyện và không liên quan đến việc các bị cáo mua bán cháu Công, theo Zing.

Xem thêm:

Lịch cắt điện cả nước ngày 10/9/2015

Đồng Tháp: Sét đánh, 1 quả bom phát nổ giữa đồng

Giáo sư tuyên bố đã 'đuổi mưa' nên ngày Quốc khánh 2/9 trời mới đẹp

Hồng Đăng (t/h)

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.