Vụ PVN thiệt hại 800 tỷ đồng: Ông Đinh La Thăng khai 'không biết gì' về thỏa thuận góp vốn

Chiều 19/3, phiên tòa xét xử vụ án góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) tiếp tục với phần xét hỏi; đối chất giữa các bị cáo, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhằm làm rõ trách nhiệm của các bị cáo trong việc thực hiện 3 lần góp vốn vào OceanBank.
Bị cáo Đinh La Thăng tại phiên tòa. Ảnh: PLO.
Bị cáo Đinh La Thăng tại phiên tòa. Ảnh: PLO.

Tòa án truy tố bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên PVN) ký Thỏa thuận số 6934 ngày 18/9/2008 tham gia góp vốn với Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank) thống nhất chủ trương PVN sẽ tham gia góp vốn với tỷ lệ tối đa là 20% khi OceanBank tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. Bị cáo Thăng ký thỏa thuận này mà không thông qua các thành viên Hội đồng quản trị PVN. Theo cơ quan tố tụng, Thỏa thuận hợp tác số 6934 là cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện các hoạt động góp vốn trong giai đoạn 2008 đến 2011 của PVN, gây thiệt hại cho PVN 800 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐTV PVN khai “không biết gì” về việc góp vốn lần 3 vào OceanBank

Trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử, bị cáo Đinh La Thăng (sinh năm 1960, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên PVN) khai được bổ nhiệm làm chủ tịch HĐQT/HĐTV từ tháng 2/2006 đến hết tháng 7/2011. Trong thời gian làm Chủ tịch HĐQT sau này là HĐTV PVN, ông đã ký một số thỏa thuận với một số tổ chức, trong đó có Oceanbank.

Bị cáo Thăng thừa nhận có ký Thỏa thuận số 6934 nhưng cho rằng việc ký chỉ là để giải quyết hệ lụy của việc thành lập Ngân hàng Thương mại cổ phần Hồng Việt không thành.

Bị cáo Thăng cho rằng, thỏa thuận 6934 ngày 18/9/2008 ký với Hà Văn Thắm chỉ là biên bản làm việc, việc ký văn bản này không bắt buộc cần phải thông qua Hội đồng quản trị, thỏa thuận này cũng không không phải là tiền đề cho các lần góp vốn vào Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank).

Theo bị cáo Thăng, theo điều lệ của PVN thì chỉ các nghị quyết, quyết định mới phải buộc phải thông qua Hội đồng quản trị.

Đối với Nghị quyết 4266 ngày 16/5/2011 quyết định về việc góp vốn lần thứ ba (100 tỷ đồng) của PVN vào OceanBank, bị cáo Đinh La Thăng khai thời điểm đó đi công tác nên đã ủy quyền điều hành cho bị cáo Nguyễn Xuân Thắng (nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN) nhưng không ủy quyền cho Thắng ký bất kỳ Nghị quyết nào.

Bị cáo Thăng khẳng định hoàn toàn không biết Nghị quyết 4266 bởi trong Điều lệ của PVN có quy định người được ủy quyền không có trách nhiệm phải báo cáo lại cho bị cáo Thăng.

Đối chất tại tòa, bị cáo Nguyễn Xuân Thắng lại cho rằng, sau khi bị cáo Đinh La Thăng đi công tác về thì đã báo cáo trực tiếp với bị cáo Thăng. Lúc này, bị cáo Đinh La Thăng trả lời, bản thân có quá nhiều việc phải làm, ký nhiều nghị quyết nên không kiểm soát hết, nếu biết đã cho dừng việc góp vốn này.

Tòa hỏi bị cáo Nguyễn Xuân Thắng về căn cứ để bị cáo ký Nghị quyết 4266 đồng ý góp vốn lần thứ 3 vào OceanBank trong thời gian bị cáo Đinh La Thăng đi công tác, bị cáo Nguyễn Xuân Thắng cho biết, căn cứ vào kết quả biểu quyết đa số thành viên đồng ý về việc góp vốn bằng chữ ký trên Văn bản 124 ngày 12/5/2011 của bị cáo Nguyễn Xuân Sơn gửi Hội đồng thành viên báo cáo về tình hình đăng ký tăng vốn điều lệ.

Văn bản 124 có nội dung trình Hội đồng thành viên xem xét và chấp thuận tiếp tục hỗ trợ và tăng vốn điều lệ ở mức tối đa (20%) vào OceanBank với số vốn tăng thêm là 100 tỷ đồng....

Đối chất tại tòa, bà Nguyễn Thị Thủy Tiên (nguyên thư ký Hội đồng thành viên PVN) cho rằng, lời khai này chưa chính xác vì bà không đưa Văn bản 124 cho các thành viên Hội đồng thành viên.

Bà Tiên cũng khai đã chuyển Nghị quyết 4266 cho bà Bùi Hà Châu (nguyên chuyên viên giúp việc Hội đồng thành viên PVN). Bà Bùi Hà Châu cho biết, đã chuyển Nghị quyết 4266 lên bàn làm việc của bị cáo Đinh La Thăng.

Sau đối chất, bị cáo Đinh La Thăng nhận trách nhiệm người đứng đầu, người ủy quyền. Tuy nhiên, bị cáo Thăng cho rằng sự việc diễn ra trong thời gian bị cáo đi công tác, khi về đã phê duyệt nhiều tài liệu nên nên không để ý đến nội dung văn bản.

Khẳng định tuân thủ đúng các quy định pháp luật hiện hành

Tiếp tục trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử tại phần xét hỏi, bị cáo Thăng thừa nhận có ký Nghị quyết 7289 ngày 1/10/2008 (về việc mua cổ phần của OceanBank) để căn cứ vào đó thực hiện các việc tiếp theo, thừa nhận việc PVN góp vốn vào OceanBank là đầu tư ra ngoài công ty mẹ.

Bị cáo Thăng khẳng định, tất cả các Nghị quyết của HĐQT do bản thân ông ký hoặc ủy quyền ký đều tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

Theo quy định của pháp luật, việc này phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, nghị quyết 7289 chỉ thống nhất về mặt chủ trương để góp vốn. Theo ông Thăng, trên thực tế Nghị quyết 7289 chưa phải là cái để góp vốn, sau khi Thủ tướng đồng ý từ tháng 10/2008, đến cuối tháng 12/2008, PVN mới quyết định góp vốn đầu tư vào OceanBank.

Ông Thăng cho biết, không có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào quy định ký Nghị quyết của HĐQT phải có trước hay có sau khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ, chỉ có quy định trước khi đầu tư ra ngoài công ty mẹ phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Giáo Dục và Thời Đại

Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi phát biểu tại buổi lễ (Ảnh VOV)
Hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trọng thể tại LB Nga
(Ngày Nay) -  Ngày 7/5, Đại sứ quán Việt Nam ở LB Nga đã phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật người Việt Nam tại LB Nga đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024). Tham dự buổi lễ có đông đủ cán bộ Đại sứ quán, các cơ quan đại diện bên cạnh Đại sứ quán, đại diện các hội đoàn người Việt Nam tại LB Nga.
Israel tuyên bố kiểm soát cửa khẩu Rafah
Israel tuyên bố kiểm soát cửa khẩu Rafah
(Ngày Nay) - Vào ngày 7/5, Israel tuyên bố nắm quyền kiểm soát cửa khẩu Rafah nằm ở khu vực biên giới giữa dải Gaza- lãnh thổ của người Palestine và sa mạc Sinai của Ai Cập.
Ảnh minh họa
Tốc độ internet tại tỉnh Điện Biên ở mức cao nhất Việt Nam
(Ngày Nay) -  Theo số liệu mới nhất của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Điện Biên đang là tỉnh có tốc độ internet băng rộng cố định nhanh nhất Việt Nam. Đây là kết quả đo kiểm ghi nhận từ hệ thống đo tốc độ truy cập internet (VNNIC Internet speed) do Trung tâm Internet Việt Nam vận hành.
Alibaba cải tổ nền tảng thương mại Taobao
Alibaba cải tổ nền tảng thương mại Taobao
(Ngày Nay) - Tập đoàn Alibaba đang tiến hành một cuộc cải tổ đặc biệt đối với nền tảng thương mại điện tử Taobao trước lễ hội mua sắm hàng năm lớn thứ hai tại Trung Quốc 618 (diễn ra vào ngày 16/8).
Nikkei Asia: Giá cà phê nguyên liệu Việt Nam tăng mạnh
Nikkei Asia: Giá cà phê nguyên liệu Việt Nam tăng mạnh
(Ngày Nay) - Giá thành quốc tế của cà phê robusta đang ngày càng tăng do thời tiết không thuận lợi, kéo theo sự gia tăng của mức tiêu thụ tại thị trường châu Á và nhu cầu tiêu thụ sầu riêng từ Trung Quốc.
Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng vinh danh những nhà phân phối có kết quả kinh doanh xuất sắc tại Hội nghị Nhà phân phối Ô tô điện VinFast toàn quốc 2024.
VinFast công bố nhận cọc VF 3 với giá đặc biệt chỉ từ 235 triệu đồng
(Ngày Nay) - Trong khuôn khổ Hội nghị Nhà phân phối Ô tô điện VinFast toàn quốc 2024, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu Phạm Nhật Vượng đã công bố nhận đặt cọc sớm cho mẫu xe điện mini VF 3, với mức giá ấn tượng chỉ từ hơn 200 triệu đồng, cùng nhiều đặc quyền vượt trội cho khách hàng.