Vụ thất thoát 9.000 tỷ tại Ngân hàng Xây Dựng: Đề nghị án 30 năm

Ngày 16/8, tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm làm thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).
Vụ thất thoát 9.000 tỷ tại Ngân hàng Xây Dựng: Đề nghị án 30 năm

Thừa ủy quyền của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giữ quyền công tố tại tòa và tiến hành luận tội.

Vụ thất thoát 9.000 tỷ tại Ngân hàng Xây Dựng: Đề nghị án 30 năm ảnh 1

Bị cáo Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch VNCB, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh (đứng thứ 2 bên phải) tại phiên tòa xét xử ngày 19/7. Ảnh: TTXVN

Phạm Công Danh bị đề nghị mức án 30 năm tù

Được xác định giữ vai trò chính trong vụ án, Viện Kiểm sát đề nghị mức án 30 năm tù về hai tội danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" đối với ông Phạm Công Danh (sinh năm 1965, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị VNCB, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh).

Theo Viện Kiểm sát, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chủ trương phương án tái cơ cấu TrustBank (Đại Tín), Phạm Công Danh đã nắm quyền kiểm soát, tái cấu trúc TrustBank khi đang làm ăn thua lỗ (âm vốn 2854 tỷ, lỗ lũy kế trên 6.000 tỷ) và đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).

Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và VNCB thực hiện hàng loạt hành vi phạm tội. Tính đến thời điểm khởi tố vụ án (26/7/2014), dưới sự điều hành của Phạm Công Danh, VNCB đã bị âm vốn hơn 18.000 tỷ; Phạm Công Danh và các đồng phạm đã gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 9.000 tỷ đồng.

Theo Viện Kiểm sát, kết quả điều tra cũng như quá trình xét hỏi tại phiên toà đã đủ chứng minh hành vi phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” của bị cáo Phạm Công Danh. Bị cáo Phạm Công Danh đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện lập hồ sơ khống về việc nâng cấp hệ thống Corebanking gây thiệt hại cho Ngân hàng xây dựng 63 tỷ đồng; chỉ đạo, tổ chức thực hiện lập hồ sơ khống về việc thuê trụ sở tại 268 Tô Hiến Thành và 816 Sư Vạn Hạnh (quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh) gây thiệt hại 581,6 tỷ đồng; chỉ đạo rút 5.190 tỷ đồng tại VNCB nhưng không được sự đồng ý và không có chữ ký của chủ tài khoản Trần Ngọc Bích tại VNCB trên các Ủy nhiệm chi và rút 300 tỷ đồng tại VNCB không có hồ sơ vay (liên quan đến 6 sổ tiết kiệm của 3 cá nhân thuộc nhóm Trần Ngọc Bích); chỉ đạo việc phát hành, ủy thác đầu tư trái phiếu trái quy định, gây thiệt hại cho VNCB 903 tỷ đồng. Tổng thiệt hại ở các hành vi trên của Phạm Công Danh là hơn 7.000 tỷ đồng. Đối với trách nhiệm là người chủ của ngân hàng, việc bị cáo Phạm Công Danh khai tại tòà rằng không biết, không chỉ đạo rút các khoản tiền hàng ngàn tỷ khỏi ngân hàng và không có cơ sở.

Về hành vi phạm tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng,” với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị VNCB Phạm Công Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Hoàng Đình Quyết và các đồng phạm sử dụng pháp nhân của 12 công ty để xây dựng các bộ hồ sơ kinh doanh mua bán nguyên vật liệu khống, phương án trả nợ khống; sử dụng các lô đất thuộc Sân vận động Chi Lăng, Đà Nẵng và lô đất tại 209 Trường Chinh, Đà Nẵng (thực chất là đất của Tập đoàn Thiên Thanh), chỉ đạo định giá nâng giá trị các lô đất lên nhiều lần làm tài sản đảm bảo; chỉ đạo sử dụng tiền vay trái với phương án và mục đích kinh doanh; chỉ đạo 15 cá nhân chuyển khoản hoặc rút tiền mặt trái phép bằng các hồ sơ vay VNCB với số tiền là 4.700 tỷ đồng để trả nợ cho BIDV 2.600 tỷ đồng (thay cho các Công ty của Tập đoàn Thiên Thanh vay trong khoản vay 4.700 tỷ đồng của BIDV); trả 500 tỷ đồng cho nhóm Trần Ngọc Bích (của cá nhân ông Phạm Công Danh); trả nhóm Phú Mỹ 135 tỷ đồng (cho việc mua cổ phần ngân hàng Truskbank); số còn lại 1.465 tỷ đồng, Phạm Công Danh khai chi chăm sóc khách hàng nhưng không giải trình được cụ thể, gây thiệt hại cho VNCB hơn 2.000 tỷ đồng.

Kiến nghị xem xét trách nhiệm của nhiều cá nhân

Tại phiên tòa, Viện Kiểm sát cũng kiến nghị khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà Phạm Thị Trang (thường gọi là Trang Phố Núi, đã xuất cảnh) vì những hành vi giúp sức cho Phạm Công Danh gây thiệt hại cho VNCB; kiến nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xem xét trách nhiệm của ông Nguyễn Việt Hà (Tổng giám đốc Công ty Quỹ Lộc Việt) vì những dấu hiệu sai phạm trong việc phát hành trái phiếu khống giúp Phạm Công Danh rút 900 tỷ của VNCB.

Về trách nhiệm dân sự, Viện Kiểm sát đề nghị Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh, 12 công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh đứng tên vay tiền của VNCB phải bồi thường toàn bộ thiệt hại trên 9.000 tỉ đồng cho VNCB.

Ngoài ra, Viện Kiểm sát đề nghị các mức án đối với 6 bị cáo được xác định với vai trò giúp sức tích cực cho Phạm Công Danh, cùng bị truy tố về hai tội danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Cụ thể: Phan Thành Mai (nguyên Tổng Giám đốc VNCB) bị đề nghị 24-26 năm tù, Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn) 22-24 năm tù, Hoàng Đình Quyết (Phó Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB Chi nhánh Lam Giang) 20-22 năm tù, Nguyễn Quốc Viễn (Trưởng ban Kiểm soát VNCB) 14-16 năm tù, Phan Minh Tùng (phụ trách Tổ tài chính Tập đoàn Thiên Thanh) 9-11 năm tù, Bạch Quốc Hào (Phó Giám đốc Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản VNCB) 12-14 năm tù.

Các bị cáo Phạm Việt Thép (Giám đốc Công ty An Phát) bị đề nghị mức án 4-5 năm tù, Trần Văn Bình (Tổng Giám đốc Công ty Trung Dung) 5-6 năm tù, Nguyễn Thị Kim Vân (Tổng Giám đốc Công ty Hương Việt) 5-6 năm tù và Lê Công Thảo (Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin VNCB) 5-6 năm tù cùng về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.”

Đối với 25 bị cáo còn lại là các cán bộ ngân hàng cùng bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", theo Viện Kiểm sát, các bị cáo đã không thực hiện đúng các quy định về cho vay, chỉ thẩm định trên hồ sơ mà không thẩm định thực tế… nhưng vẫn ký các đề xuất tín dụng hoặc vẫn biểu quyết đồng ý cho vay với tư cách thành viên Hội đồng tín dụng đối với các khoản vay của 12 công ty mà Phạm Công Danh dựng lên, gây thiệt hại cho ngân hàng. Viện Kiểm sát đề nghị mức án từ thấp nhất là 3 năm tù treo đến cao nhất là 16 năm tù giam đối với các bị cáo này.

Theo Vietnamplus

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.