Vụ tranh chấp đất đai tại Đà Nẵng: Quyết định hủy việc cấp sổ đỏ là đúng đắn

Báo Ngày nay Online kỳ trước đã thông tin đến độc giả về những phiên tòa và những quyết định mang tính… “bất thường” trong vụ tranh chấp đất đai kéo dài ở nhà 30-32 Lê Lai (TP. Đà Nẵng). Để rộng đường dư luận cho các độc giả và các cơ quan ban ngành liên quan, chúng tôi xin tiếp tục thông tin đến bạn đọc những quyết định đầy sáng suốt của TAND Tối cao trong vụ việc này.
Vụ tranh chấp đất đai tại Đà Nẵng: Quyết định hủy việc cấp sổ đỏ là đúng đắn

Tại Bản án hành chính sơ thẩm số 05/2012/HC-ST ngày 19/10/2012, TAND TP. Đà Nẵng đã quyết định: Bác đơn khởi kiện của vợ chồng ông Phan Thanh Kế và bà Phan Thị Bạch Mai về yêu cầu hủy Quyết định số 13744/QĐ-UB ngày 02/12/2001 của UBND TP. Đà Nẵng V/v cấp Giấy CNQSHNƠ&QSDĐƠ (kèm theo Giấy CNQSHNƠ&QSDĐƠ số 3401032470) cho nhà 30 Lê Lai, phường Thạch Thang, quận Hải Châu TP. Đà Nẵng của bà Huyền Tôn Nữ Thị Oai (nay bà Trần thị Thanh Hương thừa kế) và yêu cầu hủy một phần Quyết định số 8715/QĐ-UBND ngày 12/11/2010 của Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng V/v giải quyết phần diện tích đường luồng giữa hai nhà số 30 và 32 Lê Lai. Đình chỉ việc giải quyết yêu cầu hủy Quyết định số 8715/QĐ-UBND ngày 12/11/2010 của Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng giải quyết phần diện tích đường luồng giữa hai nhà số 30 Lê Lai và 32 Lê Lai”.

Ngày 30/10/2012, ông Kế, bà Mai có đơn kháng cáo. Tại Bản án hành chính phúc thẩm số 14/2013/HC-PT ngày 28/01/2013, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng đã tuyên xử: “Không chấp nhận kháng cáo của ông Phan Thanh Kế và bà Phạm Thị Bạch Mai, giữ nguyên các quyết định của Bản án sơ thẩm số 05/2012/HCST ngày 19/10/2012 của TAND TP. Đà Nẵng”.

Ngày 26/02/2013, ông Kế, bà Mai có đơn gửi Chánh án TAND Tối cao đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án hành chính phúc thẩm nêu trên và được TAND Tối cao thụ lý. Ngày 31/10/2013, TAND Tối cao đã có Kháng nghị giám đốc thẩm số 19/2013/KN-HC đối với Bản án hành chính phúc thẩm số 14/2013/HC-PT ngày 28/01/2013 của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng do Phó Chánh án Nguyễn Sơn ký và đến ngày 15/4/2014, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã có Quyết định giám đốc thẩm số 03/2014/HC-GĐT do Chánh án Trương Hòa Bình ký.

Vụ tranh chấp đất đai tại Đà Nẵng: Quyết định hủy việc cấp sổ đỏ là đúng đắn - anh 1

Quyết định giám đốc thẩm số 03/2014/HC-GĐT do Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình ký

Theo nhận định của Kháng nghị cũng như Quyết định giám đốc thẩm của TAND Tối cao, trong văn tự lập ngày 25/7/1975, bà Võ Thị Kim Sa bán ngôi nhà cho bà Huyền Tôn Nữ Thị Oai (nay bà Oai đã chết, có bà Hương thừa kế) có kích thước 4x17m (là 1 trong ba ngôi nhà bà Sa đứng bán bà không ghi diện tích sử dụng chung), được UBND cách mạng phường Thạch Thang, TP. Đà Nẵng chứng thực. Tổng diện tích nhà đất của bà Oai là 91m2 thể hiện qua Trích lục tạm thời ngày 03/11/1975 của Ty Quản lý nhà đất và Công trình công cộng Quảng Đà và Trích lục họa đồ số 352/L249 tờ bản đồ số 9 (cũ), tức tờ số 3 bản đồ số 9 (mới) thuộc khu phố Thạch Thang, TP. Đà Nẵng. Trong Văn tự mua bán nhà ngày 20/4/1976 thể hiện bà Võ Thị Kim Sa bán cho ông Phan Thanh Kế ngôi nhà bề ngang 9m. bề sâu 14m, sân trước bề ngang 9m, chiều dài 3,5m, có chứng thực của UBND cách mạng phường Thạch Thang và nộp trước bạ tại Phòng Thuế công thương nghiệp Đà Nẵng, sang tên cải nghiệp tại Ban Nhà đất Đà Nẵng. Như vậy, tổng diện tích nhà ông Kế là 9m x17,5m = 157,5m2.

Trong quá trình sử dụng nhà đất, giữa ông Kế và bà Oai có tranh chấp đường luồng giữa hai nhà, ông Kế rào lại không cho bà Oai sử dụng để đi vào giếng nước. UBND TP. Đà Nẵng (cũ) đã ban hành Quyết định số 1014/QĐ-UB ngày 18/6/1996 giải quyết tranh chấp và Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng (mới) đã có Quyết định số 1154/QĐ-UB ngày 13/3/1999 giải quyết khiếu nại công nhận việc các nhà sử dụng chung đường luồng rộng khoảng 1m, chưa công nhận diện tích này cho ai.

Năm 2001, khi bà Oai lập thủ tục xin cấp giấy CNQSHNƠ&QSDĐƠ, các tài liệu liên quan thể hiện: (1) Tại Biên bản ngày 26/9/2001 do Sở Địa chính – Nhà đất (cũ) tiến hành để xác định hiện trạng, ranh giới, mốc giới thửa đất, thì ghi bề ngang là 4,46m và thêm phần chung (chiếm vào sân sau, phần hông và một phần sân trước nhà số 32 Lê Lai của ông Kế). (2) Biên bản tứ cận lập ngày 26/9/2001 có chữ ký của ông Tổ trưởng Tổ dân phố số 52 lại ghi ngày ký 25/9/2001 và trong biên bản này không có chữ ký xác nhận của chủ nhà 32 (ông Kế). Ngoài ra, biên bản này có nêu: “Về phía Tây lấy hướng nhà của chủ hộ làm ranh giới”, nhưng khi đo vẽ bề ngang khu đất thể hiện 4,46m, vượt qua cả tường nhà bà Hương và lấn vào phần đất nhà ông Kế 0,1 chiều ngang, cùng chiều dài là 17,5m. (3) UBND phường Thạch Thang xác nhận phần đất bà Oai xin cấp giấy chứng nhận đang có tranh chấp.

Vụ tranh chấp đất đai tại Đà Nẵng: Quyết định hủy việc cấp sổ đỏ là đúng đắn - anh 2

Kháng nghị giám đốc thẩm số 19/2013/KN-HC do Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn ký

UBND TP. Đà Nẵng đã dựa vào Quyết định số 1014/QĐ-UB ngày 18/6/1996 và Quyết định số 1154/QĐ-UB ngày 13/3/1999 là các quyết định giải quyết tranh chấp đường luồng giữa 2 nhà và Biên bản xác định hiện trạng ranh giới thửa đất để cấp Giấy CNQSHNƠ&QSDĐƠ số 3401032470 ngày 12/12/2001 cho bà Oai với tổng diện tích 100.3m2, không đối chiếu với những chứng từ gốc xác định diện tích như đã nêu trên (91m2); bề ngang nhà từ 4,46m trong biên bản nhưng trong giấy ghi tăng lên thành 4,56m và trang hai của giấy chứng nhận thể hiện phần diện tích sử dụng chung là 26,6m2 đất.

Các vấn đề nêu trên thể hiện việc thực hiện trình tự, thủ tục để cấp giấy chứng nhận chưa đầy đủ, chính xác (thiếu chữ ký người sử dụng đất liền kề, số liệu về diện tích đất không nhất quán, đất được cấp giấy chứng nhận có phần đang tranh chấp chưa được giải quyết dứt điểm…), nên việc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận nhà đất nêu trên đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các hộ liền kề: Bề ngang đất bà Hương chồng lên đất nhà ông Kế khoảng hơn 0,2m và lấn chiếm khoảng không bề ngang 0,3m phía nhà ông Chất (số 28 Lê Lai), đưa diện tích sử dụng riêng từ 91m2 lên 100,3m2 đất không có căn cứ.

Tại Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 21/8/2012 do Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng tiến hành thể hiện kết quả đo đạc, bề ngang nhà ông Kế 8,97m (nếu kể hàng trụ bị bà Hương lấn khi xây nhà còn 8,77m) và khoảng cách giữa 2 bức tường cũ của bà Hương là 4,02m. Kết quả này phù hợp với giấy tờ mua bán nhà của ông Kế là 9m và nhà của bà Hương là 4m chiều ngang.

Như vậy, mặc dù đã có việc thẩm định tại chỗ, nhưng khi giải quyết vụ án, Tòa án hai cấp sở và phúc thẩm đã không đề cập đến kết quả đo đạc trong biên bản thẩm định nêu trên khi xem xét đến tính hợp pháp của quyết định bị khởi kiện là có sai sót.

Tòa án hai cấp đều nhận định việc UBND TP. Đà Nẵng đã căn cứ vào quyết định số 1014/QĐ-UB ngày 18/6/1996 của UBND TP. Đà Nẵng (Cũ) và Quyết định số 1154/QĐ-UB ngày 13/3/1999 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng giải quyết tranh chấp giữa hộ ông Kế bà Mai và bà Oai để cấp giấy chứng nhận cho bà Oai là đúng pháp luật. Nhận xét như vậy là không chính xác, vì thực chất hai quyết định này là giải quyết việc ông Kế tự ý bao chiếm đường luồng sử dụng chương đường luồng, chưa công nhận diện tích này cho ai. Mặt khác, việc công nhận đường luồng là phần đất của chung cũng chưa hợp lý, vì theo văn tự mua bán gốc thì phần đường luồng tuy được coi là sử dụng chung nhưng nằm trên phần đất ông Kế mua của bà Sa, không có phần diện tích này trong văn tự mua bán giữa bà Oai và bà Sa. Hơn nữa, do nhận thấy sự bất hợp lý của Quyết định số 1154/QĐ-UB ngày 13/3/1999, ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đã có ý kiến tạm dừng thi hành quyết định này.

Tại Bản án hành chính sơ thẩm số 05/2012/HC-ST ngày 19/10/2012, TAND TP. Đà Nẵng đã nhận định: “Sau năm 1975, đất đai thuộc sở hưu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước nghiêm cấm việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên tại giấy bán nhà cho bà Oai chỉ ghi diện tích nhà cơ 4m x 17 m mang tính ước độ, còn tại văn tự giữa vợ chồng ông Kế và bà Sa thì không ghi rõ diện tích nhà mà chỉ xác định nhà xây dựng trên đất công đồng thời mô tả diện tích đất, khoanh vùng phạm vi sử dụng cụ thể…”.

Đối chiếu với hồ sơ vụ án, thì việc nhận định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa khách quan, vì trong văn tự mua bán nhà ông Kế ghi rõ: “Một ngôi nhà trệt, lợp tô, vách xây cất lô, bề ngang 9m, bề sâu 14m, có sân trước bề ngang 9m chiều dài 3,5 m tính đến lề đường Lê Lai”. Mặc khác, tại biên bản phiên tòa sơ thẩm ông Hoàng Minh Hòa – Chánh Thanh tra Sở TN&MT, đại diện theo ủy quyền của UBND TP. Đà Nẵng cũng nêu rõ: “nhà ông Kế có kích thước 9mx14m, bà Oai có kích thước 4mx17m”. Lý giải tại sao nhà bà Oai hiện giờ không phải 4m mà là 4,56m, ông Hòa cho rằng: “Theo hiện trạng chứ không theo hồ sơ gốc. Giấy tờ nhà ông Kế nhiều nội dung không chỉ kích thước mà còn là đường luồng, giếng nước”. Qua đó, thể hiện diện tích nhà đất ông Kể là 9m (ngang) x 17,5m (dài 14m nhà + 3,5 m sân trước). Do vậy là các nhà dãy phố liền kể, nên việc cấp dôi thừa diện tích cho nhà bà Oai là đã làm mất đất ông Kế, bà Mai.

Như vậy, việc cấp giấy chứng nhận cho bà Oai tại số nhà 30 Lê Lai không căn cứ vào giấy từ nhà bà Oai, không căn cứ vào các giấy tờ gốc được trích lục của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, mà lại căn cứ vào hiện trạng sử dụng, trong khi phần hiện trạng này chưa được phân định rõ ràng, còn đang tranh chấp khác, thì cần phải hủy bỏ để giải quyết tranh chấp quyền sử dụng phần đất còn được công nhận là sử dụng chung, từ đó có căn cứ để cấp lại cho đúng pháp luật.

Cũng theo TAND Tối cao, xét yêu cầu khởi kiện của ông Phan Thanh Kê và bà Phan Thị Bạch Mai đối với Quyết định số 8715/QĐ-UBND ngày 12/11/2010 của Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng giải quyết quyền sử dụng phần đất đường luồng giữa hai nhà 30 và 32 Lê Lai. Theo Quyết định số 1014/QĐ-UB ngày 18/6/2996 của Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, thì đường luồng rộng khoản 01m là phần sử dụng chung của cả hai nhà, nhưng do đã cấp Giấy CNQSHNƠ&QSDĐƠ cho bà Oai và Giấy phép xây dựng cho bà Hương một phần của đường luồng, nên tại Quyết định 8715/QĐ-UB, chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng quyết định phần còn lại cho hộ ông Kế (đến sát da tường nhà Bà Hương). Quyết định này không khả thi vì: Cả gia đình ông Kế và bà Hương đều không thỏa mãn: Ông Kế vẫn cho rằng phần đường luồng thuộc mua bán nhà của ông nên nay phải trả lại đủ cho ông, nếu nhà bà Hương có lấn vào thì phải trả tiền bà Hương thì đòi chia đôi. Giao cho ông Kế sử dụng đất sát tường nhà bà Hương lấy thẳng, vậy phần móng tường nhà bà Hương và hàng cột ra thêm 20cm trên phần đất giao cho ông Kế tình thế nào? Vì vậy, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải xét lại sau khi giải quyết xong tranh chấp đường luồng giữa hai nhà và đo vẽ lại chính xác hiện trạng sử dụng đất (lưu ý móng nhà, giọt ranh … theo quy hoạch đô thị)

Ngoài ra, UBND TP. Đà Nẵng cũng còn cần làm rõ căn cứ pháp lý để bả Hương được thay (thừa kế) bà Oai khi xin phép xây dựng và tranh chấp với ông Kế (nếu với tư cánh chủ hộ thay bà Oai đã chết thì được), tránh trường hợp giải quyết với bà Hương sau đó lại có các đống thừa kế khác của bà Hương tranh chấp.

Như vậy, khi xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân TP. Đà Nẵng chưa làm rõ phần diện tích có trong quyết định bị khiếu kiện, nhận định chưa đúng bản chất vụ án, không xác minh, đối chiếu phần diện tích giữa vặn tự mua bán nhà gốc với diện tích đo đạc thực tế để giải quyết vụ án một cách tòn diện, đã xử bác yêu cầu khởi kiện của ông Kế, bà Mai là không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Tại Bản án hành chính sơ thẩm sơ thẩm số 05/2012/HC-ST ngày 19/10/2012, TAND TP. Đà Nẵng còn tuyên “đình chỉ việc giải quyết yêu cầu hủy Quyết định số 8715/QĐ-UBND ngày 12/11/2012 của Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng giải quyết phần diện tích đường luồng giữa hai nhà số 30 Lê Lai và 32 Lê Lai”, vì cho rằng không thuộc thẩm quyền là không đúng quy định tại Điều 3 nghị quyết 56/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính.

Tòa án cấp phúc thẩm đã giữ nguyên bản án sơ thẩm, bác các yêu cầu khởi kiện của ông Kế, bà Mai là không đúng với các căn cứ, pháp luật đã phân tích ở trên.

Vì lẽ đó, Kháng nghị giám đốc thẩm số 19/2013/KN-HC ngày 31/10/2013 đối với Bản án hành chính phúc thẩm số 14/2013/HC-PT ngày 28/01/2013 của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng quyết định: “ Kháng nghị đối với Bản án hành chính phúc thẩm số 14/2013/HC-PT ngày 28/01/2013 của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng. Đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án hành chính phúc thẩm số 14/2013/HC-PT ngày 28/01/2013 của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng và giao hồ sơ vụ án để Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Tạm đình chỉ thi hành Bản án hành chính phúc thẩm số 14/2013/HC-PT ngày 28/01/2013 của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm”.

Trên cơ sở đó, ngày 15/4/2014, Hội đồng giám đốc thẩm có 10 thành viên tham gia xét xử, do ông Trương Hòa Bình- Chánh án TAND Tối cao làm Chủ tọa phiên tòa và đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao tham gia phiên tòa là bà Lê Hồng Liên. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện VKSND Tối cao nhất trí với Kháng nghị của Chánh án TAND Tối cao.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 03/2014/HC-GĐT của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao do Chánh án Trương Hòa Bình ký, khẳng định cần phải hủy bản án phúc thẩm để giải quyết lại vụ án theo hướng chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Kế và bà Mai, hủy QĐ số 13744/QĐ-UB ngày 12/12/2001 của UBND TP. Đà Nẵng V/v cấp giấy CNQSHNƠ&QSDĐƠ cho nhà 30 Lê Lai và QĐ số 8715/QĐ-UBND ngày 12/11/2010 của Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng V/v giải quyết phần diện tích đường luồng giữa 2 nhà số 30 và 32 Lê Lai; hướng dẫn ông Kế, bà Mai khởi kiện đòi bồi thường vụ án dân sự tranh chấp lối đi tại Tòa án dân sự. Bởi các lẽ trên, căn cứ khoản 3 Điều 219, khoản 3 Điều 225 và khoản 2 Điều 227 Luật Tố tụng hành chính; Quyết định Giám đốc thẩm số 03/2014/HC-GĐT của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao như sau: “Chấp nhận Kháng nghị số 19/2013/KN-HC ngày 31/10/2013 của Chánh án TAND Tối cao; Hủy Bản án hành chính phúc thẩm số 14/2013/HC-PT ngày 28/01/2013 của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng và giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật”.

Cuối cùng chân lý cũng thuộc về lẽ phải. Một quyết định đúng đắn, hợp tình, hợp lý của những người “cầm cân, nảy mực”.

Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
(Ngày Nay) - Để đối phó với tình trạng học sinh bỏ học ngày càng gia tăng, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của từng trẻ nhỏ .
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024
(Ngày Nay) - Vừa qua, Tân Á Đại Thành đã được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, đồng thời, Tập đoàn cũng đứng trong Top 5 nơi làm việc tốt nhất nhóm ngành hàng Sản xuất Chế biến Chế tạo Công nghiệp, theo công bố của Anphabe. Đây là minh chứng cho những thành tựu của Tập đoàn trong việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp , sáng tạo và bền vững.
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
(Ngày Nay) - Tình hình chiến sự tại vùng Kursk của Nga đang trở nên bất lợi cho Ukraine khi Nga gia tăng lực lượng nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Trong khi đó, tình hình ở mặt trận phía Đông Ukraine cũng đang diễn biến phức tạp.
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.