Xác 'Cụ rùa hồ Gươm' được chế tác theo phương pháp nhựa hóa

Xác cụ rùa hồ Gươm bắt đầu được các chuyên gia chế tác theo phương pháp nhựa hóa. Ước tính thời gian thực hiện sẽ kéo dài từ 1 năm đến 1 năm rưỡi.
Xác 'Cụ rùa hồ Gươm' được chế tác theo phương pháp nhựa hóa

Sáng ngày 21/4, nhóm các chuyên gia thực hiện công tác bảo quản mẫu vật bắt đầu xử lý xác cụ rùa hồ Gươm để thực hiện chế tác theo phương pháp nhựa hóa đã được lựa chọn trước đó.

Tham gia chế tác mẫu vật, ngoài hai chuyên gia Đức được mời sang còn có các nhân viên của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP), Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) và một số chuyên gia.

Thông tin trên báo Trí thức trẻ, chuyên gia người Đức cho biết, mẫu vật cụ rùa hồ Gươm không ở trạng thái tốt nhất, có thể do không xác định được thời gian chết nên quá trình bảo quản sau đó không được hoàn hảo. Bởi vậy, hai chuyên gia này đã đề nghị tiến hành ngay việc chế tác mẫu vật ngay sau khi sang Việt Nam.

Xác 'Cụ rùa hồ Gươm' được chế tác theo phương pháp nhựa hóa ảnh 1

Việc chế tác mẫu vật xác cụ rùa Hồ Gươm có thể kéo dài từ 1 năm tới 1 năm rưỡi.

Các chuyên gia cũng cho hay, việc chế tác mẫu vật xác cụ rùa Hồ Gươm có thể kéo dài từ 1 năm tới 1 năm rưỡi do cụ rùa là mẫu vật lớn.

Ông Lê Xuân Rao - Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội cho biết, phương án nhựa hóa của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam không chỉ bảo quản nguyên vẹn mẫu vật mà giữ được xương.

Theo TS Phan Kế Long - Phó Giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, đây phương pháp bảo quản mẫu vật tiên tiến nhất trên thế giới với khả năng bảo quản nguyên trạng mẫu vật từ hình thái, màu sắc của cụ rùa, kể cả những phần khó như mắt và diềm mai (cấu tạo bằng sụn).

Thông tin trên báo Tiền phong, một số mẫu ADN của cụ rùa sẽ được tổ chức Bảo tồn rùa châu Á ATP lưu giữ phục vụ nghiên cứu. Theo tổ chức này, hiện cơ hội nhân bản cụ rùa đã không còn.

Trước đó, xác định cụ rùa là giống đực, ATP đã tiến hành bảo tồn mẫu mô tinh trùng của cụ rùa. Tuy nhiên, các mẫu mô lấy được của cụ rùa đã không đáp ứng được nhu cầu nhân bản. Vì vậy, cơ hội thực hiện nhân bản cụ rùa sẽ không thể thực hiện.

Vào ngày 19/1/2016, cụ rùa được phát hiện đã chết gần khu vực đường Lê Thái Tổ. Xác rùa sau đó được đưa vào Đền Ngọc Sơn rồi chuyển về bảo quản tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam bảo quản tại phòng lạnh ở nhiệt độ -20 độ C.

Ước tính, cụ rùa khoảng 200 tuổi, thuộc nhóm thọ nhất thế giới. Đây được coi là cá thể rùa Hoàn Kiếm cuối cùng ở hồ Gươm. Thế giới chỉ còn ba cá thể cùng loài với "cụ rùa".

Q.M (t/h)

Dấu chân người trẻ trên hành trình giữ gìn văn hóa
Dấu chân người trẻ trên hành trình giữ gìn văn hóa
(Ngày Nay) - Chỉ cần thao tác quét mã QR đơn giản, khách du lịch bốn phương đã có trong tay thông tin đầy đủ, chi tiết về các di tích lịch sử quanh Hà Nội. Đây là công trình “Số hóa các di tích” đang được các cơ sở Đoàn thanh niên trên địa bàn Thủ đô thực hiện rộng rãi.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ông Piotr Tsvetov, Phó Giáo sư Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao LB Nga, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội hữu nghị Nga-Việt đã có dịp trao đổi về ý nghĩa của chiến thắng vĩ đại này.
Lễ cắt băng khai mạc triển lãm. (Ảnh: Đăng Khoa)
Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) - Chiều 6/5, Báo Nhân Dân tổ chức khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời tại Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).