Xét xử cựu nhà báo Lê Duy Phong cưỡng đoạt tài sản tại Yên Bái

(Ngày Nay) - Sáng 20/4, cựu nhà báo Lê Duy Phong, báo Giáo dục Việt Nam bị VKSND tỉnh Yên Bái truy tố về tội "Cưỡng đoạt tài sản" sẽ ra hầu toà.

 

Lê Duy Phong bị bắt quả tang khi nhận 50 triệu đồng từ ông Hoàng Trung Thực.
Lê Duy Phong bị bắt quả tang khi nhận 50 triệu đồng từ ông Hoàng Trung Thực.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số 18/2018TLST-HS ngày 1/3/2018, sáng nay, thứ sáu (ngày 20/4), TAND thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái) quyết định mở phiên sơ thẩm xét xử Lê Duy Phong (33 tuổi, cựu trưởng ban bạn đọc báo điện tử Giáo dục Việt Nam, trú Hoàng Liệt, Hoàng Mai, TP.Hà Nội) về hành vi cưỡng đoạt tài sản, theo điểm a, khoản 3, điều 170 Bộ luật hình sự 2015, khung hình phạt 7-15 năm tù. 

Bị cáo Phong có ba luật sư bào chữa. Phiên xử dự kiến diễn ra trong một ngày với bảy người làm chứng bị triệu tập.

Là một trong ba người bào chữa cho bị cáo Phong, luật sư Chu Mạnh Cường cho biết mới tiếp xúc với thân chủ vào sáng 19/4. Tinh thần Phong hiện khá thoải mái, sức khoẻ ổn định. "Nam bị cáo đã khai nhận mọi hành vi và ra toà sẽ chỉ xin những tình tiết giảm nhẹ tội danh", luật sư Cường nói.

"Khi thân chủ không phản đối cáo trạng, chúng tôi sẽ tôn trọng và chỉ bào chữa theo hướng đưa các tình tiết để xin HĐXX giảm nhẹ. Tôi mong thân chủ nhận được mức án nhẹ nhất vào ngày mai", ông Cường nói.

Xét xử cựu nhà báo Lê Duy Phong cưỡng đoạt tài sản tại Yên Bái ảnh 1 TAND TP Yên Bái, nơi diễn ra phiên xử cựu nhà báo Lê Duy Phong.

Nhận 200 triệu đồng để 'không viết bài'

Theo cáo trạng, Phong cử một phóng viên đến Yên Bái xác minh nguồn gốc tài sản trên đất của gia đình Giám đốc Công an và Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh này. Giữa tháng 6/2017, Phong nhắn tin tới số điện thoại của ông Vũ Xuân Sáng (Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Yên Bái), thông báo đang xác minh nguồn tài sản của gia đình ông và hẹn gặp.

Trong cuộc gặp một ngày sau đó tại phòng làm việc của ông Sáng, Phong đe doạ: “Khui dần sẽ ra bao nhiêu việc chứ không phải mình chỗ đấy đâu”.

Thấy ông Sáng hoang mang, Phong tiến lại gần nói nhỏ về việc đưa 200 triệu đồng để “giải quyết ổn thoả và không viết bài”.

Cáo trạng thể hiện, vị Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư đồng ý và đưa cho bị cáo Phong 100 triệu đồng tại phòng làm việc. Chiều cùng ngày, ông Sáng đưa nốt 100 triệu đồng.

Ngay hôm đó, Phong chỉ đạo phóng viên dừng tìm hiểu về “nguồn gốc” căn nhà của ông Sáng. Trong khi đó, ông Sáng cho rằng "không thể im lặng" nên đã làm đơn trình báo Công an thành phố Yên Bái.

Bị bắt quả tang khi đang nhận 50 triệu đồng

Ngày 22/6/2017, trong lúc đang xác minh đơn tố giác của ông Sáng, Công an TP Yên Bái bắt quả tang Lê Duy Phong có hành vi cưỡng đoạt tài sản của ông Hoàng Trung Thực, người góp vốn kinh doanh vào một doanh nghiệp vận ở địa phương khi đang ăn trưa cùng ông này. Tại cuộc nhậu do người bạn môi giới, Phong tiết lộ việc làm ăn của ông Thực đang bị “tìm hiểu”. Ông Thực vội ngỏ ý xin không viết bài. Sau câu trả lời “không thể giải quyết tình cảm”, ông Thực liền đưa 50 triệu cho Phong. Hành vi này bị công an bắt quả tang ngay tại bàn ăn

Theo kết quả điều tra, hôm bị bắt, Phong lên Yên Bái gặp một người bạn làm ở đài truyền hình tỉnh. Người này mời Phong ăn trưa và giới thiệu gặp ông Hoàng Trung Thực.

Xét xử cựu nhà báo Lê Duy Phong cưỡng đoạt tài sản tại Yên Bái ảnh 2Lê Duy Phong bị bắt quả tang khi nhận 50 triệu đồng từ ông Hoàng Trung Thực.

Tại bữa cơm, Phong giới thiệu chức danh của mình và là tác giả bài viết liên quan đến nhà đất của gia đình Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái.

Ngoài ra, Phong còn kể nơi công tác của mình đã đăng hình ảnh và sẽ tiếp tục tìm hiểu về doanh nghiệp vận tải mà ông Thực góp vốn. Khi ông Thực xin Phong không viết bài, nguyên Trưởng ban Bạn đọc nói bóng gió về sức mạnh của truyền thông, không giải quyết bằng tình cảm được.

Lo sợ hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng, ông Thực đã đút 50 triệu vào túi quần Phong và nói: "Anh có 50 triệu đồng gửi chú. Chú tạo điều kiện cho anh".

Cáo trạng thể hiện Phong đồng ý nhận số tiền này. Khi đang tiếp tục ăn uống, anh này bị công an sở tại bắt quả tang.

Cơ quan tố tụng xác định hành vi của Lê Duy Phong phạm tội Cưỡng đoạt tài sản, quy định tại khoản 3 Điều 170, Bộ luật sư hình sự năm 2015 có khung hình phạt từ 7 đến 15 năm tù. Bị can Phong có 2 tình tiết tăng nặng là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội và phạm tội 2 lần trở lên.

Trong giai đoạn truy tố, Phong đã khai nhận hành vi, tác động để gia đình bồi thường 200 triệu đồng cho ông Sáng. Đây là tình tiết để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can sinh năm 1985.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?