Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam duy trì tốt thị phần tại Singapore

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Số liệu từ Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết trong 9 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 839,1 triệu SGD (635,24 triệu USD), giảm 4,51% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia có thị phần thủy sản lớn nhất tại Singapore và lần đầu tiên thủy sản Việt Nam duy trì vị trí số 5 trong 3 quý liên tiếp.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam duy trì tốt thị phần tại Singapore

Số liệu thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore cho thấy nhóm sản phẩm thủy sản chiếm tỷ trọng lớn tại thị trường Singapore gồm: Nhóm tôm, cua, thủy sản giáp xác (HS0306), chiếm 24,24% tổng lượng tiêu thụ của thị trường; tiếp đến là Nhóm cá tươi, ướp lạnh (HS0302), chiếm 18,71%; Nhóm cá đông lạnh (HS0303) chiếm 18,55%; Nhóm phi lê cá, thịt cá ướp lạnh hoặc đông lạnh (HS0304), chiếm 16,94%; Nhóm thủy sản thân mềm (HS0307) chiếm 10,46%... Các nhóm mặt hàng như cá tươi, cá chế biến và thủy sản thủy sinh chiếm tỷ trọng tương đối thấp, lần lượt là 3,55%; 4,81% và 2,73%.

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Indonesia, Na Uy, Trung Quốc, và Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí thứ 5 trong 3 quý liên tiếp.

Thị phần thủy sản của thị trường Singapore nhìn chung vẫn được chia đều cho các đối tác do mỗi nước đều có những thế mạnh xuất khẩu riêng, trong đó 6 quốc gia có thị phần lớn nhất chiếm từ 9-13%, cụ thể Malaysia (13,42%), Indonesia (10,98%), Na Uy (10,34%), Trung Quốc (9,81%), Việt Nam (9,22%) và Nhật Bản (8,42%). Malaysia có thế mạnh về các mặt hàng cá tươi sống và tôm, cua, thủy sản giáp xác với thị phần ở hai phân khúc này lần lượt là 31,35% và 20,24%. Na Uy và Tây Ban Nha có thế mạnh về sản phẩm cá tươi ướp lạnh và cá đông lạnh. Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thủy sản Singapore bằng các sản phẩm cá phi lê đông lạnh (chiếm 29,57%) và cá chế biến (chiếm 19,57%). Trung Quốc có lợi thế đối với các sản phẩm thủy sản thân mềm (chiếm 29,34% thị phần) và Nhật Bản có lợi thế về các loại thủy sản thủy sinh (chiếm 40,16% thị phần). Thị phần còn lại chia đều cho hơn 90 đối tác khác, trong đó có Chile, Ấn Độ, Australia, Thái Lan, Mỹ…

Trong chính sách đa dạng nguồn cung, Singapore liên tục tìm kiếm, mở rộng thị trường nhập khẩu bằng nhiều chính sách khác nhau. Điều này khiến cho sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu thủy sản vào Singapore ngày càng lớn. Trong 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore giảm 2,51% (giá trị xuất khẩu đạt gần 77,36 triệu SGD), chiếm thị phần 9,22%, dù tăng tốt ở nhóm Cá tươi- HS0301 (tăng 19,33%), nhưng sụt giảm mạnh ở 3 nhóm hàng là Nhóm Cá tươi ướp lạnh (giảm 46,56%), Nhóm cá đông lạnh (giảm 35,42%), Nhóm thủy sản thủy sinh- HS0308 (giảm 35,9%).

Theo ông Cao Xuân Thắng, Tham tán Thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các số liệu thống kê nêu trên thể hiện được vị trí và vai trò quan trọng của thủy sản Việt Nam tại thị trường Singapore. Tuy nhiên, để có thể tăng thị phần bền vững, nâng cao thứ hạng cũng như giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. Mặt khác, tình trạng lạm phát tăng cao, xu hướng thắt chặt chi tiêu cũng là một thách thức không nhỏ cho ngành thủy sản các nước xuất khẩu vào Singapore, trong đó có Việt Nam. Nước nào tận dụng được lợi thế về logistics cũng như giảm thiểu được các chi phí sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh lớn hơn trong xuất khẩu hàng hóa vào Singapore.

Chủ tịch nước Lương Cường trao Quyết định phong hàm Đại sứ
Chủ tịch nước Lương Cường trao Quyết định phong hàm Đại sứ
(Ngày Nay) - Sáng 2/1, trong không khí vui tươi của ngày đầu năm mới, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã trao Quyết định phong hàm Đại sứ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho các đồng chí cán bộ, công chức của Bộ Ngoại giao được phong hàm Đại sứ năm 2024.
100% cơ sở khám, chữa bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng Sổ sức khỏe điện tử ​
100% cơ sở khám, chữa bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng Sổ sức khỏe điện tử ​
(Ngày Nay) - Sau 55 ngày đêm phát động Chiến dịch “Triển khai hiệu quả Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VNeID”, đến ngày 31/12/2024, 100% cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức các hoạt động hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID và sử dụng Sổ sức khỏe điện tử.
Đoạn phim hướng đến giới trẻ - độ tuổi dễ bị chi phối bởi những nội dung giải trí.
"Lướt đến lúc" – Hồi chuông thức tỉnh Gen Z giữa kỷ nguyên nội dung ngắn
(Ngày Nay) - Phim ngắn “Lướt Đến Lúc” là sản phẩm truyền thông do nhóm sinh viên thuộc lớp Ảnh Báo Chí K44 thuộc Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền thực hiện, tác phẩm lấy cảm hứng từ thực trạng cuộc sống khi con người bị lôi cuốn, thu hút bởi những nội dung ngắn (shorts, reels,..) trên các nền tảng mạng xã hội.
Nguyễn Thị Oanh tiếp tục phá kỷ lục tại Giải bán marathon quốc tế Việt Nam 2025
Nguyễn Thị Oanh tiếp tục phá kỷ lục tại Giải bán marathon quốc tế Việt Nam 2025
(Ngày Nay) - Ngày 1/1, tại hồ Hoàn Kiếm và hồ Thiền Quang đã diễn ra Giải bán marathon quốc tế Việt Nam 2025. Giải chạy năm nay tiếp tục chứng kiến sự tỏa sáng của kỷ lục gia Nguyễn Thị Oanh. Với thông số 1 giờ 13 phút 22 giây, Nguyễn Thị Oanh đã lập kỷ lục mới, bỏ xa kỷ lục cũ của cô tới gần 2 phút.
Du khách quốc tế tới Brazil năm 2024 đạt kỷ lục
Du khách quốc tế tới Brazil năm 2024 đạt kỷ lục
(Ngày Nay) - Ngày 2/1, Bộ trưởng Du lịch Brazil, Celso Sabino, cho biết nước này đã đón hơn 6,6 triệu du khách quốc tế trong năm 2024, đạt mức kỷ lục trong lịch sử, với tổng doanh thu 6,62 tỷ USD.
Bóng cười - quả bóng bơm khí N2O đang ngày càng trở thành mối nguy hiểm đối với sức khỏe con người, đặc biệt là giới trẻ. (Ảnh minh hoạ)
Cấm thuốc lá điện tử, bóng cười từ hôm nay
(Ngày Nay) - Từ ngày 1/1/2025, Việt Nam chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển, chứa chấp và sử dụng thuốc lá điện tử, bóng cười... Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh thuốc lá điện tử, bóng cười đang ngày càng trở thành mối nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.