Ý tưởng đưa rùa Đồng Mô về thay thế 'cụ' rùa gây tranh cãi

Trước ý kiến đưa rùa Đồng Mô thay thế cụ rùa Hồ Gươm đã có nhiều quan điểm trái chiều giữa các thế hệ và thậm chí cả giới chuyên gia.
Ý tưởng đưa rùa Đồng Mô về thay thế 'cụ' rùa gây tranh cãi

Vào khoảng 17 giờ ngày 19/1, người dân phát hiện xác “cụ” rùa nổi lên tại khu vực đối diện trụ sở báo Hà Nội Mới và đã có dấu hiệu bốc mùi. Sau khi rùa Hồ Gươm qua đời, xác rùa được đưa vào Đền Ngọc Sơn rồi chuyển về bảo quản tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

Nói về việc thay thế "cụ rùa" ở Hồ Gươm, trả lời trên VnExpress, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, từ lâu hồ Hoàn Kiếm luôn gắn với hình ảnh rùa hồ Gươm. Do đó, ông đề xuất đưa rùa hồ Đồng Mô (thị xã Sơn Tây, Hà Nội), họ hàng cùng loài để thay thế.

Đồng ý với phương án thay thế rùa hồ Gươm bằng cá thể cùng loài, tuy nhiên PGS Hà Đình Đức cho rằng việc tìm kiếm hiện nay rất khó khăn, bởi rùa hồ Gươm là loài hoàn toàn mới, có tên khoa học là Rafetus leloii, không cùng loài với rùa hồ Đồng Mô. Thêm vào đó, trên thực tế, về hình thái, rùa Đồng Mô và rùa Hồ Gươm khác nhau rất nhiều. Chưa kể, môi trường ở Đồng Mô cũng khác và sạch hơn so với môi trường hiện tại của hồ Hoàn Kiếm.

Ý tưởng đưa rùa Đồng Mô về thay thế 'cụ' rùa gây tranh cãi ảnh 1

Về việc tìm hậu duệ dọc sông Hồng, ông Đức cũng cho rằng rất khó vì số lượng loài có hình dáng giống rùa hồ Gươm ngày càng ít do người dân săn bắt và điều kiện có nhiều thay đổi hơn trước.

Một nhà khoa học khác thì cho rằng, rùa hồ Đồng Mô và hồ Gươm chưa xác định là cùng loài hay không nên khó nhận được sự đồng ý của mọi người. “Tôi rất muốn lấy gene của rùa hồ Đồng Mô để xác định và so sánh, nhưng việc đó là ngoài ý muốn vì gặp khó khăn trong việc quây bắt”, vị chuyên gia cho hay.

Ông Đoàn Văn Thịnh, quản lý hoạt động nuôi trồng khai thác thủy sản hồ Đồng Mô (Công ty TNHH MTV làng văn hóa) cho rằng nếu đưa rùa hồ Đồng Mô về hồ Gươm “chắc chắn rùa Đồng Mô không tồn tại được” do nước ô nhiễm.

Hơn thế, việc bắt rùa Đồng Mô cũng là vấn đề nan giải. “Hồ Gươm diện tích nhỏ, nước nông, địa hình thuận lợi nên có thể dễ dàng bắt rùa. Nhưng diện tích mặt nước hồ Đồng Mô rộng cả nghìn ha, có chỗ sâu 20 m, nhiều hốc đá rộng hàng trăm mét”, ông Thịnh nói.

Ông Thịnh cho biết thêm, đơn vị bảo tồn rùa nói có một cá thể trong hồ nhưng từ thực tế quan sát ông khẳng định có 3 cá thể rùa với trọng lượng khoảng 100 kg. Bởi nhiều lần ông và công nhân đã trông thấy rùa nổi cùng lúc ở các điểm khác nhau.

Theo ông Thịnh, hồ Đồng Mô thuộc làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, nên việc để rùa sống ở hồ cũng hợp tình hợp lý, mang giá trị văn hóa tinh thần chung cho cả nước, không nhất thiết phải chuyển xuống hồ Gươm.

ATP cho rằng, rùa hồ Gươm và rùa ở hồ Đồng Mô cùng loài và có thể lai tạo giống. Thậm chí có lần tổ chức này đưa ra đề xuất được cho là giải pháp cuối cùng khi nghĩ đến chuyện ghép đôi sinh sản rùa ở Đồng Mô với rùa Trung Quốc, để bảo tồn loài rùa này trước nguy cơ tuyệt chủng.

Không chỉ gây tranh cãi trong giới chuyên gia, phương án thay thế rùa hồ Gươm cũng nhận được nhiều trái chiều từ người dân cũng như cộng đồng mạng.

Có khá nhiều ý kiến đồng tình với việc đưa rùa về thay thế "cụ" rùa đã mất.

Ông Lãng Văn Lâm (quê Thái Bình) cho rằng: “Dù là rùa ở đâu, nếu như phù hợp với điều kiện sống ở đây thì đó là điều nên làm. Bởi vì đây là Hồ Gươm, ở đây có Tháp Rùa, Rùa nâng gươm lên cho Lê Lợi đánh trận rồi có sự tích hoàn trả lại gươm nên nhất thiết ở đây phải có rùa. “Măng non nối tiếp tre già, đời con nối tiếp đời cha diệt thù”, nếu như đã tồn tại được sự tích như vậy qua bấy nhiêu thế hệ rồi thì chỉ cần là rùa ở trên đất nước này, nếu như phù hợp thì hoàn toàn nên làm”.

Ông Hoàng Văn Phước (50 tuổi, Thừa Thiên Huế) ra Hà Nội công tác và tranh thủ ra thăm Hồ Gươm bày tỏ quan điểm: “Đang trên đường ra đây thì được tin Rùa Hồ Gươm chết, dù không phải người Hà Nội nhưng khi nghe tin tôi vẫn cảm thấy ngỡ ngàng, thiếu thốn khi ở hồ này không còn rùa nữa. Về mặt khoa học, nếu rùa Đồng Mô cùng chủng loại với rùa Hồ Gươm thì được, nếu không thì thôi. Còn về giá trị văn hóa, cái gì cũng phải có sự thay thế, và Hồ Gươm vẫn nên có rùa”.

Bên cạnh đó, có một phần không nhỏ ý kiến phản đối vì nhiều lý do.

Trả lời trên báo Gia đình và xã hội, bạn Hoàng Minh Phượng (23 tuổi) cho rằng : “Hồ Gươm giờ bẩn lắm, rùa kia sang liệu có sống được không? "Cụ" chết rồi thì nên để là ký ức tâm linh thì sẽ đẹp hơn. Giờ đưa rùa khác đến, không nổi vào những dịp quan trọng như trước nữa thì sẽ ra sao…Người dân liệu có còn hào hứng với rùa Hồ Gươm nữa không?

Bạn có nick name Quốc Duy bày tỏ: "Đưa về thay thế thì cũng không thể biến nó thành rùa Hồ Gươm được. Thôi thì coi như Rùa Hồ Gươm là một huyền thoại, xâu 1 tượng đài Rùa trên hồ, vậy là Huyền thoại lại đi mãi với thời gian."

Bạn có nick name Trung Nguyễn còn làm một bài thơ vui để phản đối việc đưa rùa Đồng Mô về Hồ Gươm:

Tui đang yên ổn ở Đồng Mô
Tui đâu có thích về Bờ Hồ
Các nhà khoa học đừng làm vậy
Hồ Gươm tui chẳng sống nổi mô!

Hồ Gươm tuy cũng gọi là hồ
Nhưng mà lại chẳng giống Đồng Mô
Tôi xin các bác đừng mời cố
Tôi ở đây chừ chẳng đi mô!

Còn theo góc độ lịch sử - văn hóa, PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng – Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng cho rằng: “Dưới góc độ văn hóa, một biểu tượng không thể thay thế bằng một biểu tượng khác. Nếu như thay thế thì chưa chắc sẽ tạo được hiệu ứng tốt. Người dân đã quá quen với "cụ Rùa" bấy lâu rồi, giờ "cụ" mất đi và nếu có thay thế thì cũng không bù lấp được khoảng bất mãn ấy”.

Vân Trang

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.