Đồng bằng Okavango - Di sản thiên nhiên thế giới tại Botswana

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Đồng bằng Okavango của Botswana là Di sản thiên nhiên thế giới năm 2014.
Đồng bằng Okavango - Di sản thiên nhiên thế giới tại Botswana

Đồng bằng Okavango hay đồng cỏ Okavango là một khu vực đồng bằng lớn với diện tích 7.770 km vuông. Đây là vùng đồng bằng lớn nhất tại Botswana. Đồng bằng Okavango không chỉ có cảnh đẹp tuyệt sắc mà còn là nơi sinh sống của hàng ngàn loài động thực vật hoang dã, quý hiếm. Nơi đây cũng là khu vực có nhiều voi nhất trên thế giới.

Okavango nổi bật với sa mạc Kalahari - cát cứng, khô cằn, nhưng là vùng đất chăn thả tuyệt vời của rất nhiều động vật hoang dã sau mỗi mùa mưa. Bên cạnh đó, những đầm nước xanh trong hiền hòa, những dòng sông uốn khúc với các loài thực vật phong phú... thực sự tạo nên những cảnh quan đẹp cho cả khu vực.

Đồng bằng Okavango - Di sản thiên nhiên thế giới tại Botswana ảnh 1
Đồng bằng Okavango - Di sản thiên nhiên thế giới tại Botswana ảnh 2
Đồng bằng Okavango - Di sản thiên nhiên thế giới tại Botswana ảnh 3

Cảnh quan thiên nhiên kỳ thú ở khu vực đồng bằng Okavango với những đầm nước xanh uốn lượn, những đồng cỏ xanh mướt trải rộng tới tận chân trời.

Điều đặc biệt nhất là những đầm nước tại đây tự bốc hơi và bốc hơi hoàn toànchứ không chảy vào bất kỳ biển hoặc đại dương nào. Mỗi năm có tới 11km3 nước lan ra trong 1 diện tích 6.000 đến 15.000 km2 tạo nên những dòng sông quanh co bất tận với những đầm nước xanh trong hiền hòa... Đồng bằng Okavango vì thế được coi là kỳ quan thiên nhiên của Châu Phi chứ không chỉ là địa danh nổi tiếng tại Botswana. Mặc dù vậy tại Châu Phi cũng còn 2 vùng đồng bằng có đặc điểm cấu tạo tương tự Okavango đó là Sudd trên sông Nin ở Nam Sudan và Đồng bằng sông Niger ở Mali.

Với đặc tính bốc hơi kỳ lạ, đặc biệt mỗi năm có khoảng 11 tỷ lít nước chảy vào vùng đồng bằng này), sau đó khoảng 60% nước sẽ mất đi thông qua việc thoát hơi của thực vật; 36% bốc hơi vào không khí, số còn lại thoát vào hệ thống ngầm.

Đồng bằng Okavango - Di sản thiên nhiên thế giới tại Botswana ảnh 4
Đồng bằng Okavango - Di sản thiên nhiên thế giới tại Botswana ảnh 5
Đồng bằng Okavango - Di sản thiên nhiên thế giới tại Botswana ảnh 6
Đồng bằng Okavango - Di sản thiên nhiên thế giới tại Botswana ảnh 7

Bên cạnh đặc tính bốc hơi kỳ lạ, tầng địa chất đặc biệt và cảnh sắc tự nhiên tuyệt vời. Đồng bằng Okavango còn là nơi cư trú của hàng trăm loài động vật có vú, loài chim và loài cá trong đó có rất nhiều loài thuộc loài quý hiếm.

Bên cạnh đặc tính bốc hơi kỳ lại cùng với cảnh sắc hiếm thấy, đồng bằng Okavango còn được chú ý bởi số lượng lớn động vật hoang dã trong đó có vô số những loài quý hiếm. Theo ước tính có hơn 200.000 động vật có vú lớn cư trú tại khu vực đồng bằng theo mùa và di cư khi những cơn mưa mùa hè xuất hiện đề tìm đồng cỏ mới sau đó lại trở về đây vào mùa đông. Ngoài ra còn có hàng trăm loài động vật cư trú thường xuyên trong đó có nhiều loài quý hiếm như: Voi Châu Phi, Trâu rừng Châu Phi, Hà Mã, Linh dương, Linh cẩu nâu, Linh cẩu đốm, Linh dương đầu bò, Hươu cao cổ, Cá sấu, Sư tử, Báo săn, Báo hoa mai, Tê giác đen, Tê giác trắng, Ngựa vằn đồng bằng... Riêng chim cũng có tới 400 loài các loại, trong đó có những loài đặc biết như: Đại bằng Châu Phi, Cú ăn cá Pel, Sếu xám hoàng gia, Cò đầu búa, Đà điểu Châu Phi, Cò trắng Châu Phi... Trong các vùng hồ tại khu vực đồng bằng Okavango cũng có tới 71 loài cá gồm có giống cá hồ Châu Phi, cá da trơn. Riêng cá trê phi ước tính có khoảng 1,4 triệu con. Một số loài cá cũng được tìm thấy ở sông Zambezi, điều này cho thấy vùng đồng bằng và vùng sông này có sự liên kết nào đó trong quá khứ.

Đồng bằng Okavango - Di sản thiên nhiên thế giới tại Botswana ảnh 8

Với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và số lượng động thực vật đa dạng, vùng đồng bằng Okavango trở thành điểm đến rất thu hút du khách ở Botswana.

Động vật có vú chiếm số lượng đông nhất là loài linh dương với khoảng 60.000 con. Linh dương cư trú tại đồng bằng Okavango to lớn hơn so với các loài linh dương khác. Bộ móng dài và có chất chống thấm nước dễ thích nghi với môi trường thay đổi tại đồng bằng. Thức ăn của linh dương chủ yếu là cỏ, một số loài linh dương cá biệt ăn thực vật thủy sinh gần khu vực đầm lầy. Vì lượng thức ăn dồi dào nên linh dương tại đây phát triển nhanh chóng về số lượng.

Đồng bằng Okavango - Di sản thiên nhiên thế giới tại Botswana ảnh 9

Đồng bằng Okavango được Unesco công nhận theo các tiêu chí (vii), (ix), (x)

Tiêu chí (vii): Do sự biến đổi môi trường, khí hậu, khu vực sa mạc Kalahari trở thành cảnh quan danh thắng đẹp và hiếm thấy của Botswana và của cả Châu phi.

Tiêu chí (ix): Đồng bằng Okavango là một minh chứng cho thấy tính chất phức tạp của môi trường nơi mà động vật, thực vật, khí hậu, địa chất có tác động trực tiếp tới quá trình phát triển của nhau.

Tiêu chí (x): Đồng bằng Okavango không chỉ là một khu vực có cảnh quan vô cùng đẹp, thiên nhiên kỳ thú mà nơi đây còn có địa chất đặc biệt. Ngoài ra một điều lý thú nhưng cũng rất quan trọng góp phần để Unesco công nhận nơi đây là di sản thế giới đó chính là số lượng lớn các loài động thực vật cư trú tại nơi này. Trong số đó có rất nhiều loài được xếp trong danh sách quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Theo Di sản thế giới

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
(Ngày Nay) - Nhiều khả năng virus cúm gia cầm đã lây lan ở bò sữa 4 tháng trước khi giới chức Mỹ phát hiện và xác nhận loại virus này là chủng H5N1 độc lực cao. Đây là thông tin được nêu trong bản phân tích mới nhất về dữ liệu di truyền do Trung tâm dịch bệnh động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện và công bố gần đây.
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Ngày 4/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội thảo quốc tế “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”. Sự kiện do Tập đoàn Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa phối hợp với Tập đoàn Synopsys và Đại học Bang Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức, thu hút sự quan tâm, tham gia của giới chuyên gia, các tổ chức, cá nhân lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong và ngoài nước.
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Tọa đàm ra mắt sách “Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn” đã diễn ra ngày 4/5 tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, số 65 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sách dày 800 trang, của tác giả Lê Y Linh, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Tri Thức Trẻ Books ấn hành.
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Ngày 3/5, Tập đoàn Google và Bộ Tư pháp Mỹ đã kết thúc phần tranh luận cuối cùng liên quan đến cáo buộc công ty con của Alphabet vi phạm luật chống độc quyền ở mảng công cụ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến. Đây là vụ kiện mang tính bước ngoặt, được đánh giá là có khả năng định hình “tương lai của Internet”.