1001 kiểu mất trộm tiền trên thẻ ATM

Rất nhiều trường hợp chỉ đến khi xem lại camera quan sát, chủ thẻ ATM mới “ngã ngửa” về đối tượng đã rút trộm tiền của mình nhưng khả năng lấy lại tiền rất thấp.
1001 kiểu mất trộm tiền trên thẻ ATM

Trắng tay vì tin bạn

Kể lại câu chuyện cách đây hơn 1 năm, lãnh đạo phụ trách hệ thống ATM của một NH thương mại cho biết một công nhân nữ làm việc trong Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7, TP HCM) phát hiện toàn bộ số tiền trong thẻ ATM của mình bị ai rút sạch.
“Đến NH khiếu nại, xem lại camera về người đã rút trộm tiền, chị ngây người khi biết đó chính là đồng nghiệp làm cùng. Chị ta khóc lóc vật vã nói số tiền đó phải dành dụm mấy tháng trời để về quê mua cho con gái chiếc xe đạp nhập học” - vị trưởng phòng kể lại, giọng buồn. Theo ông, trường hợp này NH không thể giúp được gì ngoài việc cung cấp thông tin còn khả năng đòi lại tiền là rất khó, mà báo công an thì với số tiền vài triệu đồng cũng chưa chắc đã lấy lại được…

Nói về sự cố này, đại diện một NH khuyến cáo: “Nếu công nhân nhờ đồng nghiệp rút tiền dùm, cần đổi mã PIN và bảo quản thẻ kỹ càng, không dùng số xe, số chứng minh nhân dân, ngày sinh nhật… làm mã PIN để tránh bị lợi dụng. Bởi khi xảy ra sự cố, NH chỉ có thể cung cấp hình ảnh camera nhằm giúp chủ thẻ phát hiện kẻ gian, còn với số tiền mất từ 3-4 triệu đồng, phần lớn công nhân tự thương lượng với nhau, nên khả năng đòi lại rất khó”.

1001 kiểu mất trộm tiền trên thẻ ATM - anh 1

Mỗi người dân TP đều có vài hay thẻ ngân hàng

Cảnh giác người thân

Nhiều trường hợp kẻ gian chính là người thân hoặc người không ngờ tới. Cách đây không lâu, một nam thanh niên đi du lịch ở TP HCM cùng người yêu, nghỉ tại nhà nghỉ gần sân bay. Người này đến NH nơi mở thẻ ATM báo mất 10 triệu đồng trong tài khoản ATM, dù thẻ vẫn còn nguyên bên mình. “Trên camera ghi hình dù người rút tiền che kín mặt mũi nhưng anh này vẫn nhận ra đó là cô người yêu!” - đại diện một NH kể lại.

Ông Đặng Công Hoàn, Giám đốc Trung tâm thẻ NH TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), cho biết trong hơn chục năm phụ trách mảng thẻ của NH, ông nhớ nhất câu chuyện cách đây gần 2 năm, một khách hàng tên H., là quản lý một cơ quan thông tin ở Hà Nội, sử dụng thẻ tín dụng hạn mức khá cao.

Một lần, chị H., để túi xách có thẻ tín dụng trong khu vực lễ tân của cơ quan, sau đó bị chính đồng nghiệp mình lấy thẻ, mang đi mua vàng tại một số cửa hàng ở Hà Nội số tiền gần 300 triệu đồng. Khi phát hiện, khách hàng đến NH và phản ứng rất gay gắt, đồng thời quy cho NH phải chịu trách nhiệm vì chỉ có thể do hệ thống bảo mật kém, bị làm giả, không ngăn chặn giao dịch thẻ giả…

1001 kiểu mất trộm tiền trên thẻ ATM - anh 2

Nhiều người thường giao cho bạn bè, đồng nghiệp, người thân... rút tiền giùm

“Bằng kinh nghiệm nghiệp vụ, chúng tôi nhận thấy giao dịch này không phải do thẻ giả, vì địa chỉ nơi mua bán bằng thẻ là một số cửa hàng vàng lớn, có hệ thống giám sát. Ngoài ra, khi hỏi cách thức bảo quản thẻ, NH nhận thấy trường hợp thẻ có thể bị lợi dụng bởi người thân cận vì chủ thẻ thường để thẻ trong túi xách, và dĩ nhiên không phải lúc nào túi xách cũng ở bên người” - ông Hoàn phân tích.

Kết quả, Techcombank đề nghị khách hàng phối hợp báo công an tìm người sử dụng thẻ. Chỉ sau một vài ngày, cơ quan công an đã tìm ra người “mượn tạm thẻ” của đồng nghiệp để mua hàng và bắt giữ 2 đồng nghiệp. Trường hợp này, thẻ của chị H., đã được đối tượng sử dụng, sau thẻ cũng có sẵn chứ ký mẫu nên đối tượng đã dễ dàng qua mặt đơn vị bán hàng nhằm thực hiện thanh toán phạm pháp của mình.

Nhìn lén mã PIN rồi rút trộm

Mới đây, Phan Duy Phương (20 tuổi, ngụ TP Cần Thơ), nhân viên Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Visit (quận Phú Nhuận, TP HCM) bị Viện Kiểm sát nhân dân TP HCM hoàn tất cáo trạng truy tố về tội “trộm cắp tài sản”, do nhìn trộm mã PIN khi khách hàng đang rút tiền tại quầy ATM. Vụ việc đã được chuyển sang Tòa án nhân dân cùng cấp để xét xử.

Theo hồ sơ của Viện kiểm sát, từ tháng 2-2013, Phương được phân công làm nhiệm vụ bảo vệ tại tòa nhà Opere View (quận 1, TP HCM). Tại tòa nhà có đặt một máy ATM của NH. Lúc làm nhiệm vụ, Phương đã để ý khách hàng đến ATM rút tiền và phát hiện thao tác rút tiền của khách hàng là đưa thẻ vào máy nên nhớ được các thao tác. Từ đó, Phương nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của khách hàng tới ATM rút tiền.

Đến ngày 22-5-2013, Phương thấy ông Rustam Tuichtaev (quốc tịch Nga) vào máy ATM của Citibank rút tiền, lợi dụng lúc chủ thẻ không để ý đã tiếp cận và nhìn trộm mã PIN. Khi khách hàng vừa giao dịch xong nhưng quên bấm thoát, Phương đã nhanh tay rút trộm tới 3 lần với tổng số tiến 17 triệu đồng.

Đến ngày 26-5- 2013 , khi đang thực hiện hành vi tương tự thì Phương bị bảo vệ tòa nhà bắt quả tang và giao cho cơ quan điều tra xử lý. Trước khi bị bắt, Phương đã có vài lần rút trộm tiền từ tài khoản ATM của một số người với tổng cộng 9 triệu đồng nhưng không xác định được bị hại.

Làm sao phân biệt “kẻ trộm”?

Nếu là kẻ trộm chuyên nghiệp, khi có được thẻ ATM và mật khẩu của khách hàng sẽ rút sạch tiền. Nhưng có những trường hợp chủ thẻ mất tiền do chính người thân, như vợ, chồng hoặc con cái trong nhà rút trộm, chỉ đến khi xem lại camera NH mới phát hiện ra. Với những tình huống này, thường kẻ gian sẽ không rút hết số tiền trong thẻ mà chỉ rút một phần, giao dịch sẽ thực hiện quanh khu vực chủ thẻ cư ngụ, tạm trú…

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).