1. Băng tan, nước biển dâng cao
Biến đổi khí hậu sẽ tác động mạnh mẽ tới Nam Cực và Bắc Cực, mở ra hàng loạt các hệ quả đáng sợ khó lường. Băng ở Nam Cực chiếm tới 4/5 tổng diện tích lượng băng bao phủ trên toàn cầu, không những thế, nếu lượng băng ở hai cực tan hết sẽ làm nước biển dâng cao đến 60m.
Trái đất nóng lên còn thúc đẩy tốc độ tăn băng nhanh hơn nhiều quá trình tạo băng, trong đó tốc độ băng tan ở Bắc cực đang diễn ra với tốc độ gấp đôi nơi khác.
2. Chia rẽ dân tộc vì thiếu nước
Khung cảnh người dân làng Natwarghad tập trung quanh một giếng nước cạn ở phía Tây bang Gujarat, Ấn Độ đã khiến không ít người giật mình về thực trang đang diễn ra ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới. Biến đổi khí hậu làm suy yếu sức mạnh của nhiều quốc gia, làm tăng sự khô hạn gây thiếu nước sạch, nước nông nghiệp, thủy điện bị tác động nghiêm trọng dẫn đến suy yếu kinh tế. Không chỉ ở Ấn Độ, suy giảm nguồn nước, hạn hán, mất mùa... khiến xung đột ở một số quốc gia nảy sinh cao độ.
Báo cáo về Darfur của Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) cho thấy nguyên nhân góp phần gây bất hòa, chia rẽ dân tộc là do thay đổi trong hệ sinh thái, trong đó biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên là phủ phạm gián tiếp.
3. Dịch bệnh
Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết mỗi năm có tới 300.000 người chết, 325 người bị ảnh hưởng của việc nóng lên toàn cầu. Nắng nóng còn là điều kiện cho các dịch bệnh bùng phát. Biến đổi khí hậu còn làm tình trạng dịch bệnh thêm tồi tệ với sự thay đổi hệ sinh thái, làm xuất hiện nhiều căn bệnh lạ như bệnh Zoonotic.
Biến đổi khí hậu cùng sự phá rừng của con người ở Malaysia khiến dơi và quạ mang theo virus lạ paramyxo hay virus Nipah gây ra bệnh viêm não làm cho hàng trăm trường hợp mắc bệnh và chết.
Tình trạng di cư của động vật, nhất là các sinh vật mang virus lây bệnh sang người như chim, dơi… do biến đổi khí hậu góp phần làm dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
4. Di cư tăng mạnh
Ảnh minh họa |
Mất mùa do thiên tai và hạn hán sẽ tạo nên các đợt di cư lớn. Báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học và trích dẫn từ nhà khoa học Mỹ cho biết, từ năm 2006 đến 2011, nhiều nơi ở Syria hứng chịu các đợt hạn hán khắc nghiệt khiến nước sạch và lương thực khan hiếm, điều này càng thúc đẩy đói nghèo, xung đột làn sóng di cư sang các quốc gia Tây Âu và điều này sẽ còn lan rộng sang châu Phi.
5. Nhiều quốc gia có nguy cơ xóa sổ
Biến đổi khí hậu có khả năng làm biến mất cả một quốc gia, nhất là các quốc gia có độ cao so với mực nước biển thấp. Nhiều quốc gia có dân số lớn như Trung Quốc, Philippines, Ai Cập và Indonesia đang đứng trước nguy cơ nước biển dâng cao.
Không chỉ có nguy cơ biến mất, khi biến đổi khí hậu gia tăng, thiên tai, lũ lụt, lốc xoáy và các cơn baõ, sóng thần… khiến các quốc gia bị đe dọa an ninh trầm trọng.