Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm: 'Môi trường TP HCM rất đáng lo'

(Ngày Nay) - Theo Chủ tịch HĐND TP HCM, nước mặt, nước ngầm, kênh rạch, nước thải, không khí, tiếng ồn, chất thải trên địa bàn đều ô nhiễm.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm: 'Môi trường TP HCM rất đáng lo'

Tại kỳ họp thứ tư HĐND TP HCM khóa IX (kỳ họp bất thường) về công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải trên địa bàn thành phố sáng 11/6, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng chất lượng môi trường trên địa bàn rất đáng lo ngại.

"Ô nhiễm ở các mức độ khác nhau trên tất cả các lĩnh vực chưa được cải thiện như nước mặt, nước ngầm, nước thải, không khí, tiếng ồn… đặc biệt là bùn thải chưa được xử lý; tất cả đều vượt chuẩn cho phép. Tình hình ô nhiễm môi trường còn diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân", bà Tâm nói.

Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn Thắng, TP HCM đang chịu áp lực lớn bởi ba tác động môi trường gồm: gần 1,8 triệu m3 nước thải và 8.300 tấn chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường mỗi ngày; khí thải từ 7,9 triệu phương tiện giao thông và hơn 830 nguồn khí thải công nghiệp và rất nhiều nguồn thải khác.

Về xử lý, trong 8.300 tấn rác thải sinh hoạt của thành phố, hiện bãi rác Đa Phước (Bình Chánh) chôn lấp khoảng 5.500 tấn mỗi ngày, số còn lại được chôn lấp, tái chế và làm phân compost tại các đơn vị thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc - Củ Chi.

Theo ông Thắng, việc thu gom, xử lý chất thải rắn còn một số bất cập như: thiết bị thu gom rác thải dân lập quá cũ, thô sơ, kết nối giữa thu gom tại nguồn và vận chuyển không đồng bộ.

"Đáng chú ý là công nghệ xử lý chủ yếu vẫn là chôn lấp chiếm nhiều diện tích đất, phát sinh ô nhiễm về mùi hôi, nước rỉ rác…", ông Thắng nói và cho biết thành phố đang xem xét theo hướng ưu tiên đầu tư các dự án xử lý rác bằng công nghệ hiện đại hơn.

Cũng theo ông Thắng, việc phân loại rác tại nguồn đã bắt đầu thí điểm từ năm 1998 nhưng thực hiện không đồng bộ nên xảy ra tình trạng người dân phân loại xong, các đơn vị thu gom lại gộp chung rồi đem chôn lấp.

"Những năm gần đây, thành phố đã triển khai thí điểm giai đoạn hai và bước đầu đã xử lý, tái chế được một lượng đáng kể. Mới đây UBND thành phố đã phê duyệt đề án phân loại rác tại nguồn và đang triển khai để thực hiện đại trà trên toàn địa bàn", ông Thắng nói.

Theo Vnexpress
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.