Báo động tình trạng rác thải nhựa châu Âu dồn về Malaysia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Malaysia đang trở thành địa điểm chứa rác thải nhựa lớn thứ hai thế giới từ Liên minh châu Âu (EU). Tình trạng này đã làm suy giảm các cam kết của chính phủ trong ngăn quốc gia Đông Nam Á này trở thành “bãi rác” từ khắp nơi trên thế giới những năm gần đây. Malaysia hiện vẫn là điểm đến chính của rác thải do các nước phương Tây thải ra khi họ không muốn xử lý ở trong nước.
Báo động tình trạng rác thải nhựa châu Âu dồn về Malaysia

Dữ liệu từ Cơ quan thống kê của EU (Eurostat) cho thấy lượng rác thải nhựa từ khối này sang Malaysia năm 2023 tăng 35% so với năm 2022. EU đã xuất khẩu 8,5 triệu tấn giấy, nhựa và thủy tinh sang các nước năm 2023, tăng 34% so với năm 2022, trong đó hơn 20% được đưa đến bãi rác ở Malaysia.

Báo cáo cho biết: "Đối với xuất khẩu nhựa tái chế, Thổ Nhĩ Kỳ là điểm đến lớn nhất với 22%, tiếp theo là Malaysia chiếm 21% và Indonesia là 19%”. Theo dữ liệu của EU, khối lượng xuất khẩu vào Malaysia là 283.000 tấn năm 2023, tăng 99.000 tấn so với năm 2022.

Tháng 11/2023, các nhà lập pháp EU cam kết cấm xuất khẩu rác thải nhựa sang các quốc gia ngoài Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) bắt đầu từ giữa năm 2026. OECD chủ yếu bao gồm các nền kinh tế có thu nhập cao và các quốc gia phát triển. Malaysia không phải là thành viên tổ chức này.

Báo cáo của Nhóm giám sát thương mại rác thải nhựa Basel Action Network (BAN) cũng chỉ trích EU về việc tiếp tục tăng xuất khẩu rác thải nhựa sang các nước nghèo hơn, với 78.000 tấn vào tháng 6/2024 so với 58.000 tấn cùng kỳ năm 2023. Nhóm này kêu gọi các nước Liên minh tham vọng cao (HAC) lập tức ngừng xuất khẩu rác thải nhựa sang các nước không thuộc OECD, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tháng 6/2024, Bộ trưởng Môi trường Malaysia, Nik Nazmi tuyên bố chính phủ không muốn đất nước trở thành thùng rác của thế giới. Tuyên bố được đưa ra sau khi xuất hiện các báo cáo về hoạt động buôn bán bùng nổ vật liệu phế thải nhập khẩu hợp pháp từ phương Tây, cũng như một số hoạt động nhập khẩu bất hợp pháp do các băng nhóm nước ngoài thực hiện.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.