Hôm thứ 4 (18/6), một cuộc họp cấp cao tại Hà Nội đã diễn ra, vị quan chức hàng đầu Trung Quốc đã chỉ trích những phản đối của Việt Nam về giàn khoan khi mà Bắc Kinh đặt trái phép vào vùng biển của Việt Nam.
Vụ việc làm dấy lên những quan ngại ở Washington và các nơi khác khi Bắc Kinh tiếp tục tỏ ra “ăn hiếp” trên vùng nước giàu tài nguyên mà không chỉ Việt Nam và các nước châu Á khác tuyên bố chủ quyền.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ TQ Dương Khiết Trì hội đàm |
Cùng với việc đặt trái phép, xâm phạm vùng biển Việt Nam, Bắc Kinh còn cố gắng khẳng định chủ quyền ở nhiều rặng đá ở biển Đông trong đó có sự kiện mới: một loạt cồn cát xuất hiện trên các rặng đá và bãi cạn như là ý đồ xây dựng một đảo nhân tạo mới trên quần đảo Trường Sa của Trung Quốc.
Trong khi, những tài liệu chính sử còn lại đến nay đã chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì người ta lại chứng kiến việc tái tạo lại hòn đảo rung lên hồi chuông cảnh báo ngày một lớn dần. Mặc sự phản đối của Vietnam và nhiều nước khác, cũng như tuyên bố mang tính chiến đấu mạnh mẽ vào tháng trước của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck hagel rằng Trung Quốc “đang gây bất ổn, hành động đơn phương” ở biển Đông, Bắc Kinh không hề cho thấy ý muốn thay đổi ý định.
Quần đảo Trường Sa là nơi không có con người sinh sống và bản thân nó không có giá trị kinh tế. Nhưng nơi đây lại chứa các ngư trường giàu có, và được cho là chứa trữ lượng khí đốt và dầu thô khổng lồ. Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố sở hữu vùng đặc quyền kinh tế trong 200 hải lý của ba hay bốn đảo mà Trung Quốc đang tái tạo. Các đảo mới này được dự kiến rộng tới 20 đến 40 mẫu Anh, sẽ giúp củng cố sức mạnh quân sự của Trung Quốc bằng cách cung cấp các căn cứ để giám sát và tiếp viện.
Trung Quốc khẳng định rằng Trường Sa, Hoàng Sa và các đảo khác của Việt Nam đều thuộc về Trung Quốc. Vào năm 2002, Hiệp hội ASEAN và Trung Quốc đã ký một Tuyên bố về Ứng xử các bên ở biển Đông, đồng thuận giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ “không sử dụng vũ lực hay đe dọa”. Vì vậy, Trung Quốc đã vi phạm tuyên bố này, hơn nữa lại cáo buộc Việt Nam và Philippines xây dựng các công trình trên các quần đảo này, mà không đưa ra bất cứ bằng chứng về diện tích nào.
Theo tin tức mới nhất, Trung Quốc đang triển khai thêm ba giàn khoan tới biển Đông và sẽ hiện diện ở các khu vực này vào ngày 12/8.
Hãng tin Reuters đưa tin, trang web của Tổng cục An toàn hàng hải Trung Quốc cho hay giàn khoan Nam Hải số 2 và số 5 sẽ được triển khai ở vùng biển giữa miền nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa do Đài Loan đang kiểm soát. Giàn khoan Nam Hải số 4 sẽ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc.
Đây là dấu hiệu đẩy mạnh việc thăm dò dầu và khí đốt trong khu vực cực kỳ nhạy cảm, chưa đầy hai tháng sau khi đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981.
GĐ Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á ĐH Hạ Môn Zhuang Goutu cho hay hành động này “có tính chiến lược” và “sẽ chấn động tâm lý Việt Nam và Philippines”.
Trước đó Bắc Kinh đã điều giàn khoan Nam Hải số 9 tới cửa vịnh Bắc Bộ, nơi mà Trung Quốc và Việt Nam thực sự có tranh chấp, nơi mà vùng biển nông có trữ lượng dầu lớn.
Vấn đề khiến người ta lo ngại là giàn khoan Nam Hải 09 được cho là không chỉ làm nhiệm vụ chính trị mà còn làm nhiệm vụ kinh tế. Họ sẽ khoan thật, khai thác dầu thật và tại nơi có trữ lượng dầu thật chứ không phải như Hải Dương 981.
Vấn đề thực sự trong bất kỳ trường hợp nào, không phải là về lãnh thổ, mà là cách Trung Quốc hành xử khiến người ta tin rằng họ đang bành trường sức mạnh quân sự và kinh tế hòng biểu trưng tối đa vị thế trên các khu vực này. Nếu bỏ qua vấn đề nước lớn, nước nhỏ trong một trận đánh thì những hành động hiếu chiến của Trung Quốc khiến người ta phải sợ hãi và giận dữ. Những động thái khiêu khích mà Trung Quốc gây gổ với những láng giềng trên biển, và những căng thẳng gia tăng với Washington, dường như không khiến Trung Quốc quan tâm, hay theo cam kết mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định vào tháng Ba ở Paris rằng “con sư tử Trung Quốc đã thức dậy, nhưng đó là một con sư tử hòa bình, dễ mến và văn minh”
Nhưng đó không phải là con sử tử đang “gầm rú” ở vùng nước ở biển Đông, đe dọa ổn định và an ninh ở nơi đây trong đó, Trung Quốc cũng là bên có lợi. Trung Quốc nên chú ý hơn đến yêu cầu của Tuyên bố năm 2002, tự kiềm chế những hành động làm phức tạp thêm căng thẳng hay hủy hoại hòa bình trong khu vực.