Barber - Không chỉ là thợ cắt tóc

(Ngày Nay) - Barbers là những người thợ cạo tóc đa phần cho nam giới. Nó không chỉ đơn giản là vài ba đường cắt cơ bản mà ẩn chứa đằng sau những chiếc tông-đơ, dao kéo là một chữ Tâm với nghề.
độc đáo của barbers được đặc trưng bởi truyền thống dùng tông-đơ.
độc đáo của barbers được đặc trưng bởi truyền thống dùng tông-đơ.

Chắc hẳn chẳng mấy ai còn xa lạ với cụm từ “barber” - nhưng, nếu thực sự không hiểu sâu thì nó sẽ dễ nhầm lẫn với “stylist”. Sự độc đáo của barbers được đặc trưng bởi truyền thống dùng tông-đơ. Không có những nét cắt bay bổng của các stylist, không cần quá cầu kỳ và chú trọng về mặt kiểu dáng, barbers thường cắt theo một khuôn khổ nhất định.

…Loanh quanh những góc phố Hà Nội phồn hoa, ắt hẳn ta sẽ bắt gặp không ít những quán cắt tóc nam. Và nếu là một người “sành chơi”, thì một cái tên khá quen thuộc và nổi tiếng trên đất thủ đô chắc chắn không thể không nhắc tới chính là Fukaeri barbershop. Một không gian không quá rộng nhưng lúc nào cũng đầy ắp người. Hàng loạt người “sẵn sàng” chờ book một lịch mấy tháng để được cắt tóc chỉ vỏn vẹn trong vài ba tiếng đồng hồ. Vậy điều gì đã tạo nên tên tuổi và uy tín của shop như vậy? Chúng tôi đã trao đổi với Phạm Lê Hoàng Sơn (Fukaeri) để có những góc nhìn cận cảnh về ngành nghề này.

Barber - Không chỉ là thợ cắt tóc ảnh 1Bạn Phạm Lê Hoàng Sơn (Fukaeri) -  Fukaeri barbershop.

Tận tụy, tâm huyết - đó chính là những cụm từ cô đọng nhất để có thể nói về Fukaeri  barbershop. Bởi với mỗi barber ở đây, mỗi mái tóc không thuần túy chỉ là những sợi tóc mà là một tác phẩm nghệ thuật để đời của họ, là đứa con tinh thần mà họ đã tạo ra. Thật sự không có một chút cường điệu nào khi nói như vậy, bởi cắt tóc không chỉ đơn giản là chuyện cầm chiếc tông-đơ xẹt vài đường cơ bản mà là cả một quá trình đầy tỉ mỉ, đòi hỏi kĩ năng vững vàng và đặc biệt cần có cái tâm với nghề. Chỉ cần có cái tâm đầy nhiệt huyết ấy thì đều sẽ làm hài lòng những “thượng đế” khó tính nhất.

Không chạy đua theo xu thế, các barbers đã tự rẽ ngang cuộc đời của mình sang một hướng đi mới để theo đuổi đam mê của mình. Không có một ngành nghề nào là thấp kém, bởi nghề nào cũng có niềm vui và vinh quang của nghề đó. Cho dù bạn là ai, làm nghề tay chân hay trí óc thì chỉ cần bạn hoạt động lương thiện và kiếm được tiền cũng là một nghề cao quý. Khi đã thật sự hết lòng với nghề thì điều mà các barbers quan tâm không phải là số tiền mình bỏ được vào túi mà là thành quả của mình. Khi ấy, cắt tóc thật sự đâu chỉ là nghề mà là cả một sự nghiệp, sự giấc mơ mà họ đang từng bước xây đắp.

Như lời Sơn tâm sự: “Giống như bạn có một viên đá, hôm nay bạn mài đẹp nên bạn nghĩ nó đẹp nhưng hôm sau bạn nghĩ nó không còn đẹp nữa, và bạn hoàn toàn có thể làm cho nó đẹp hơn. Cũng như vậy, trong khuôn khổ tóc nam, hàng ngày mình có thể mài giũa, trau dồi khuôn khổ của mình, đẹp hơn khuôn khổ trước”.

Barber - Không chỉ là thợ cắt tóc ảnh 2Cắt tóc thật sự đâu chỉ là nghề mà là cả giấc mơ.

Chính vì vậy, mặc những gian nan lúc bắt đầu làm quen với nghề, mặc sự mệt mỏi đứng 14 tiếng một ngày, mặc những hôm không kịp giờ ăn, với niềm đam mê và cái tâm với nghề, họ vẫn đứng vững trên con đường mà mình đã lựa chọn và đã đạt được những thành tựu bước đầu.

Câu chuyện về bạn Phạm Lê Hoàng Sơn, hành trình từ một anh chàng cắt tóc nghiệp dư đến một ông chủ trẻ của một barbershop nổi tiếng đã phần nào hé mở cái nhìn khái quát và toàn cảnh hơn về nghề barber. Chúng tôi không hề có ý nâng cao nghề nào cũng như hạ thấp nghề nào, điều chúng tôi muốn thân gửi đến các bạn là: Chỉ cần các bạn có đam mê thì ngành nghề cũng đáng quý như nhau.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).