Bắt gặp hổ khoang vàng quý hiếm tại Ấn Độ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khi chứng kiến tận mắt một con hổ khoang vàng tuyệt đẹp, nhiếp ảnh gia Gaurav Ramnarayanan lo lắng hơn là mừng rỡ.
Bắt gặp hổ khoang vàng quý hiếm tại Ấn Độ

Khi hướng dẫn viên du lịch và nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Gaurav Ramnarayanan lên đường đi săn vào tối ngày 24/1 năm 2024, anh không có ý định đi săn ảnh hổ.

Chàng trai 25 tuổi đang dẫn đầu một chuyến du lịch đến Công viên Quốc gia Kaziranga, Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, khu bảo tồn động vật hoang dã rộng 430 km2 ở bang Assam phía đông bắc Ấn Độ.

Mặc dù đây là nơi có số lượng hổ lớn nhất trong khu vực, nhưng rất hiếm khi người nhìn thấy hổ và công viên này còn nổi tiếng với quần thể tê giác một sừng lớn nhất thế giới và hàng trăm loài chim đầy màu sắc.

Khi đang ngồi trên ô tô trong buổi chiều muộn hôm đó, Ramnarayanan đột nhiên nghe thấy tiếng kêu từ một con nai - âm thanh chỉ khi phát hiện thú săn mồi. Ramnarayanan lái xe, rẽ vào một góc cua trước khi dừng lại: cách đó khoảng 700 m, một con hổ lặng lẽ đi trên đường.

“Ban đầu khi tôi nhìn thấy diện mạo con hổ, nó trông rất trắng và không giống một con hổ Bengal bình thường. Nhiều năm quan sát hổ, tôi nhận ra rằng con này không bình thường", Ramnarayanan hồi tưởng.

Sự nghi ngờ của nhiếp ảnh gia này đã được chứng minh là đúng khi anh nhìn vẻ ngoài của con hổ qua ống kính máy ảnh: với những sọc màu vàng dâu, đây là một con hổ khoang vàng.

“Con hổ quyết định tiến về phía chiếc xe, không hề có ý định tấn công mà chỉ đi ngang qua đường của nó và tiến hành đánh dấu lãnh thổ”, Ramnarayanan cho biết.

Dù có hình dáng bắt mắt, nhưng hổ khoang vàng, hay còn được gọi là hổ dâu tây, không phải là một phân loài riêng biệt. Chúng là kết quả của quá trình đột biến gen làm thay đổi màu lông.

Lỗi di truyền

Giáo sư Uma Ramakrishnan từ Trung tâm Khoa học Sinh học Quốc gia Ấn Độ, cho biết hổ khoang vàng, giống như hổ trắng và hổ sọc trắng, là kết quả của một biến thể sắc tố, với một gen lặn tạo ra những màu sắc nhạt trên sọc của chúng.

Bà Ramakrishnan ví von sự đột biến này giống như “lỗi chính tả trong ADN” dẫn đến sự kết hợp màu sắc khác nhau. Ở hổ trắng, đột biến này ức chế màu sắc, trong khi ở hổ khoang vàng, đột biến ở gen “băng rộng” kéo dài thời gian sản xuất pheomelanin, một sắc tố màu vàng đỏ, trong quá trình mọc lông.

Hổ sọc trắng thừa hưởng cả hai đặc điểm lặn, khiến chúng có bộ lông màu trắng với các sọc vàng hầu như không nhìn thấy được, khiến chúng còn có biệt danh là “hổ không sọc”.

Trong tự nhiên, cứ 10.000 con hổ con được sinh ra thì có chưa đến 1 con có lông trắng, lông vàng thậm chí còn hiếm hơn.

Đó là lý do tại sao các nhà bảo tồn lo ngại rằng sự xuất hiện của cá thể hổ khoang vàng ở Assam có thể là dấu hiệu của giao phối cận huyết trong các quần thể hổ bị cô lập.

Giáo sư Ramakrishnan cho biết người ta thường thấy những kiểu lông bất thường này ở quần thể hổ bị nuôi nhốt, chúng thường có quan hệ họ hàng với nhau.

Trong lịch sử, hổ trắng đã được lai tạo có chọn lọc để có những gen này, thường là với con của chúng. Đó là lý do tại sao, mặc dù hiện tại không có con hổ trắng nào được biết đến trong tự nhiên, nhưng có hơn 200 con hổ trắng đang sinh sống trong môi trường nuôi nhốt khắp thế giới.

Bà Ramakrishnan cho biết mặc dù màu lông lạ không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của hổ, nhưng việc cận huyết có thể gây ra các bệnh về thể chất bao gồm mặt phẳng hoặc mắt lác, cũng như các đột biến gen khác có thể làm suy yếu hệ miễn dịch.

Bắt gặp hổ khoang vàng quý hiếm tại Ấn Độ ảnh 1

Cá thể hổ khoang vàng hiếm gặp sinh sống tại Ấn Độ. Ảnh: CNN

Ước tính có khoảng 30 con hổ khoang vàng đang được nuôi nhốt trên khắp thế giới và Công viên Quốc gia Kaziranga của Ấn Độ tuyên bố họ có 4 con và là những cá thể duy nhất sống ngoài tự nhiên.

Giáo sư Ramakrishnan cho biết, do đặc điểm này cực kỳ hiếm, nên “cách duy nhất nó xuất hiện là thông qua cận huyết hoặc trôi dạt di truyền, đó là khi các gen hiếm trở nên phổ biến hơn một cách tình cờ, hiện tượng vốn vẫn đang được nghiên cứu".

Quần thể bị chia cắt

Những con hổ khoang vàng đã được phát hiện ở Kaziranga từ năm 2014 và Ramnarayanan không phải là người duy nhất chụp được chúng trên máy ảnh. Vào năm 2020, nhiếp ảnh gia Mayuresh Hendre đã chia sẻ những bức ảnh từ một chuyến đi săn ở Kaziranga lên mạng, gây xôn xao dư luận.

Mặc dù đây là một điểm sáng thu hút thêm du khách tới khám phá, nhưng Công viên Quốc gia Kaziranga bày tỏ lo ngại rằng đây là dấu hiệu cho thấy “các gen lặn đang xuất hiện do giao phối cận huyết trong một quần thể bị chia cắt".

Khoảng 70% trong số 190 con hổ của bang Assam cư trú ở Kaziranga, nhưng sự phát triển nhanh chóng trong khu vực đồng nghĩa với việc động vật hoang dã đang mất đi các tuyến đường di cư giữa các môi trường sống.

Một nghiên cứu năm 2020 đã ghi nhận sự phân mảnh ngày càng tăng và sự mất mát các hành lang rừng xung quanh vườn quốc gia. Nếu quần thể hổ ở Kaziranga trở nên cô lập hơn, các vấn đề như cận huyết sẽ đe dọa quần thể.

Nhà bảo tồn động vật Kota Ullas Karanth cho biết các đồng cỏ phù sa trong khu vực thu hút hổ săn mồi và việc thực thi pháp luật nghiêm ngặt nhằm trấn áp nạn săn trộm đã biến Assam trở thành một trong những “môi trường sống hiệu quả nhất cho hổ” ở phía đông bắc Ấn Độ.

Tuy nhiên, số lượng hổ khoang vàng trong công viên cao bất thường là dấu hiệu cho thấy quần thể bị cô lập và là một dấu hiệu đáng lo ngại.

“Kết nối môi trường sống tốt hơn giữa các quần thể hổ là yếu tố then chốt để xây dựng một quần thể hổ đa dạng về mặt di truyền. Trong một số trường hợp, các công trình như cầu và đường hầm dành riêng cho hổ nên được xây dựng", ông Karanth chỉ ra.

Mặc dù tình trạng biệt lập có thể dẫn đến giảm đa dạng di truyền, nhưng nạn săn trộm và suy thoái môi trường sống gây ra nhiều mối đe dọa sắp xảy ra đối với hổ ở Ấn Độ, theo vị chuyên gia.

Theo CNN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?