'Bắt vợ': Coi chừng vào tù!

(Ngày Nay) - Các chuyên gia luật, khuyến cáo đừng lạm dụng những phong tục tốt đẹp để phục vụ cho ý đồ riêng của mình, việc làm này có thể vi phạm pháp luật hình sự và bị xử tù.
Nhiều thanh niên hợp sức khống chế bắt cô gái về làm vợ ở Nghệ An.
Nhiều thanh niên hợp sức khống chế bắt cô gái về làm vợ ở Nghệ An.

Bốn ngày trước, một phụ nữ trẻ đồng bào dân tộc Thái đang đứng bên đường ở huyện Qùy Hợp (Nghệ An) chờ đón xe đò thì nhóm thanh niên xuất hiện ép cô lên xe máy.

Cô đã vùng chạy nhưng không thành. Nhóm thanh niên cho rằng việc bắt người về làm vợ theo phong tục tập quán của địa phương. Nhiều người sau khi lên tiếng can ngăn rằng hôn nhân là việc tự nguyện, không thể cưỡng cầu nhưng nhóm thanh niên vẫn ép cô lên xe chở đi.

Theo cơ quan chức năng, trước đó cô gái này đã phải lánh ở nhà người thân nhiều ngày để khỏi bị bắt đưa về làm vợ. Đến khi một mình bắt xe đi vào Nam thì bị bắt đưa đi, sau đó may mắn thoát khỏi nơi bị bắt về.

Nữ sinh lớp 9 bị “bắt vợ” trước mắt thầy cô

Nghiêm trọng hơn, một bé gái người H'Mông (lớp 9) bị kéo lê, bắt ép về làm vợ bất chấp sự can ngăn của các bạn học và thầy cô trong trường. Video clip tố cáo hành vi này mới được đưa lên mạng hôm qua...Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ. Mọi hành vi vi phạm pháp luật nếu có sẽ bị xử lý theo đúng các quy định pháp luật hiện hành.

Phong tục bắt vợ hay bắt chồng thường diễn ra ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chẳng hạn phong tục bắt vợ là một nét văn hóa trong hôn nhân người H'Mông. Người con trai sẽ nhờ người giúp đỡ để bắt cô gái mà họ thích về làm vợ.

Đi chợ, ngắm được cô nào ưng ý, chàng trai sẽ ngỏ lời. Cách đưa tình có thể là một điệu múa khèn hay một đoạn nhạc thổi bằng sáo hoặc lá cây. Cô gái nếu đồng ý cũng sẽ giả vờ bỏ chạy, vừa chạy vừa ngoái cổ lại, chờ đợi.

Trước sự chứng kiến của nhiều người, chàng trai phải cầm cổ tay cô gái và kéo cô về phía mình, nghĩa là đã thành một đôi. Cô gái dù biết trước mọi chuyện vẫn cảm thấy bất ngờ, kêu toáng lên. Cô gái còn phải giả vờ kêu cứu, khóc lóc để mọi người nhà mình biết đến cứu. Người con gái bị kéo về làm vợ mà không khóc lóc, kêu la thì sẽ bị gia đình và làng xóm coi khinh. Đồng thời, nếu như cô gái khóc càng to, phản ứng càng quyết liệt thì đôi đó càng hạnh phúc, con cháu đầy nhà. 

Người H'Mông quan niệm: Có “bắt” vợ thì người đàn ông mới chứng minh sự thật lòng với người yêu, sự mưu trí, dũng cảm của mình. “Bắt” vợ là thử thách cuối cùng để trai gái trở thành vợ chồng của nhau.

Có được phép "bắt vợ" hay không ?

Tuy nhiên, theo luật sư Trần Văn Đạt (Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận), cũng như những giao dịch khác trong đời sống, việc "bắt vợ- bắt chồng" chỉ được diễn ra sau khi đã có sự đồng thuận của các bên liên quan.

Phong tục này nếu diễn ra mà không có tín hiệu thể hiện sự đồng ý của một bên thì người thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Nếu không chấn chỉnh dễ dẫn đến lạm dụng, xâm hại đến phụ nữ và trẻ em gái. Điều 123 BLHS hiện hành quy định về hành vi bắt giữ người trái pháp luật (có thể bị xử phạt từ cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 10 năm).

Bắt giữ người trái pháp luật là hành vi ngăn cản, tước đoạt sự tự do hoạt động, tự do dịch chuyển thân thể của người khác trái với quy định của pháp luật về căn cứ thẩm quyền và thủ tục. Tính trái pháp luật trong bắt, giữ người là việc bắt, giữ người không thuộc những trường hợp pháp luật cho phép.

Theo đó, với hành vi như diễn ra trong clip, nhóm thanh niên đã bắt người trái pháp luật khi có hành vi dùng vũ lực như trói, khóa tay hoặc đe dọa dùng vũ lực buộc người bị bắt phải đến nơi theo ý họ. Nếu trong quá trình bắt mà gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của cô gái thì tùy trường hợp cụ thể mà những người này còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng với hành vi xâm phạm.

Ông Đạt nhấn mạnh, hành vi này còn có thể bị truy cứu các tội như hiếp dâm (nếu xâm hại tình dục người phụ nữ), hiếp dâm trẻ em (nếu xâm hại bé gái dưới 13 tuổi).

Giả sử, khi bị bắt trái phép về rồi người phụ nữ đồng ý ở lại hoặc sau khi có sự can thiệp của người khác mà người phụ nữ được thả ra thì hành vi này cũng vẫn bị truy cứu, tình tiết người phụ nữ sau đó đồng ý chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ. "Cơ quan chức năng cần xử lý để bảo vệ những tập tục tốt đẹp, tránh bị lạm dụng, ảnh hưởng đến phẩm giá của phụ nữ và trẻ em gái” - luật sư Đạt đề nghị.

Theo PLO

Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.