Bi kịch của thiếu phụ mang thai suốt 13 năm

Phần vì hoàn cảnh nghèo, phần vì ý thức kém nên sau khi lấy chồng, chị Lâm Thị Bé (SN 1959, ngụ ấp Xa Xi, xã Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) phải sống chịu một tấn bi kịch khó tin sau quãng thời gian 13 năm liên tục mang thai và sinh nở.
Bi kịch của thiếu phụ mang thai suốt 13 năm

Bi kịch gông cùm

Thời còn con gái, nhờ có vóc dáng cao ráo, khuôn mặt xinh đẹp, chị Bé được nhiều chàng trai săn đón, tán tỉnh. Mặc dù trong số những chàng trai ấy có không ít người thuộc hàng giàu sang, tiền bạc rủng rỉnh nhưng không một ai lọt vào mắt xanh của chị.

Bi kịch của thiếu phụ mang thai suốt 13 năm - anh 1

Người phụ nữ nhiều con bậc nhất Việt Nam cuối đời cô độc

Khi bước sang tuổi 18, không biết số phận xui khiến thế nào mà trong một lần đi cắt lúa mướn, chị tình cờ gặp và bén duyên cùng với người chồng SN 1950. Sau 3 tháng tìm hiểu, đôi trẻ tổ chức đám cưới và cùng nhau về sống tại xã An Thạnh, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.

Ban đầu, người chồng tỏ vẻ quan tâm, biết thương yêu, chiều chuộng vợ. Cả hai người đều ít học, không biết cách phòng tránh thai. Suốt 9 năm liền, chị liên tục mang thai, liên tục sinh con khiến kinh tế gia đình càng ngày càng kiệt quệ, vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn.

Dù hai người không muốn tiếp tục sinh con, thế nhưng sau này, chị Tư còn mang bầu thêm 4 lần nữa. Tuy nhiên, cả 4 lần đó, chị đều đến bệnh viện để phá thai.

Thấy con cái nghèo khó, con dâu lại liên tục sinh nở, mẹ chồng đã khuyên chị nên đi cắt bỏ buồng trứng để không đẻ được nữa. Nghe lời mẹ, người phụ nữ liền bàn với chồng, vay mượn thêm tiền bạc, rồi một mình bắt xe lên TP.HCM, tìm đến bệnh viện để phẫu thuật, cắt bỏ buồng trứng.

Sau đợt phẫu thuật ấy, sức khỏe chị sa sút rất nhiều. Bởi vậy, chị mất dần đi cảm xúc và không còn thấy hứng thú trong chuyện chăn gối. Thấy vợ không còn “mặn mà” như trước, nhiều lần người chồng nghi ngờ, ghen tuông rồi trách móc vợ một cách vô cớ. Cũng từ đó, anh ta lao đầu vào những cơn say, suốt ngày chỉ biết la cà nhậu nhẹt, cứ mỗi lần nhậu say, người chồng lại kiếm cớ chửi bới, lôi vợ con ra đánh đập.

Trong mắt chị lúc đó, người chồng còn hung dữ hơn cả “Chí Phèo”, mỗi lần nghe tiếng chồng lè nhè về đến đầu ngõ là chị lại dắt các con ra bụi cây trốn, chờ đến khi chồng ngủ quên, mấy mẹ con mới dám bước vào nhà.

Dù liên tục bị hành hạ nhưng vì các con, chị vẫn cắn răng chịu đựng để nuôi các con khôn lớn. Nhớ lại những ngày tháng đó, chị ngậm ngùi: “Tại tôi ngu dốt, không biết phòng tránh thai nên cứ đẻ hoài. Mười ba năm liên tục, tôi mang thai 13 lần, sinh được 9 người con nhưng chết 1 đứa vì sinh non. Con cái đông nên hai vợ chồng rất khổ.

Dù bụng mang dạ chửa nhưng mỗi ngày, tôi phải cắt từ 7 - 8 bao cỏ để cho 3 con bò, tối đến tôi lại đi trải đáy, mò ốc để sáng ra chợ bán. Được bao nhiêu tiền, tôi đều đưa cho chồng. Nhiều lần tôi muốn bỏ đi, muốn ly dị; nhưng vì tương lai của các con nên phải gắng ở lại”.

Trong dịp tết âm lịch năm 2008, sau khi lén về tham cha mẹ, chị đã binh người chồng hung bạo đã đánh đập một cách rất tàn nhẫn. Sau khi bình phục, chị lặng lẽ xách vài bộ áo quần trốn lên Long An, chấp nhận một cuộc sống mới đầy gian khổ nhưng được tự do.

Bi kịch của thiếu phụ mang thai suốt 13 năm - anh 2

Chị Bé trong căn nhà xiêu vẹo không điện, không nước

Mười ba lần mang thai nhưng cuối đời cô độc

Một mình lang thang lên đất khách quê người, ban đầu, chị xin làm phụ hồ để kiếm sống. Tuy nhiên, ở cái tuổi 49, sức khỏe yếu, chị làm được vài ngày rồi nghỉ. Sau đó chị xin vào làm cho một quán cơm bình dân. Nhờ khéo tay, lại nấu ăn ngon, chị được chủ quán quý mến trọng dụng. Thế nhưng, bệnh tật liên miên khiến chị phải nghỉ việc, trở về quê.

Ngày trước, chị được cha mẹ chia cho 1 mảnh đất. Tuy nhiên, khi chị đi lấy chồng, đã cho người em trai thứ 6 mù lòa. Trở về với hai bàn tay trắng, không một mảnh đất dung thân, hằng ngày chị phải lặn lội khắp các kênh rạch để mò cua, bắt ốc bán lấy tiền kiếm sống.

Thấy đứa em tội nghiệp, vợ chồng người chị gái đã dựng một căn lều tạm ngoài mé sông cho chị che nắng che mưa. Thế nhưng cuộc sống “ăn nhờ ở đậu” của chị cũng không được yên ổn. Thỉnh thoảng, người anh rể lại kiếm cớ đòi bán đất, tính tình chị gái cũng thất thường, lúc vui thì chị chị em em, lúc buồn thì xoi mói đủ điều.

Một mình lủi thủi trong mái lá xiêu vẹo, ẩm mốc, không điện, không nước… người phụ nữ bất hạnh phải gắng sức để chống chọi với biết bao khổ cực.

Chị chia sẻ: “Mái nhà dột nát, cột xiêu vẹo. Bởi vậy, mỗi lần mưa to, gió lớn là tôi lại nơm nớp lo sợ nhà sập. Tôi chẳng có tiền, vậy mà anh rể cứ hét giá mảnh đất lên 20 triệu, nói tôi chuẩn bị tiền mà mua, nếu không anh sẽ bán cho người khác. Thật sự tôi không biết phải làm sao. Có vài lần, chị gái ra chơi, kiếm cớ rầy la tôi khiến tôi rất tủi thân”.

Vì muốn báo hiếu, cô con gái út Huỳnh Thị Trúc (SN 1991) đã gạt nước mắt, chấp nhận lấy chồng bên Malaysia với hy vọng sẽ tìm được một cuộc sống đầy đủ và có tiền chu cấp cho mẹ. Tuy nhiên, số phận không mỉm cười với cô, khi hoàn tất mọi thủ tục kết hôn, đặt chân đến nhà chồng cô mới biết, gia đình chồng cũng không khá giả gì. Cứ vài ba tháng, cô mới gửi về cho mẹ được vọn vẻn 1 triệu đồng.

Gạt những dòng nước mắt, chị cho biết: “Thấy người ta ăn sang, mặc đẹp, tổ chức tuyển vợ, con gái tôi cũng đi thi với ước muốn lấy được chồng giàu sang. Ai ngờ, khi hai đứa trở thành vợ chồng, con gái tôi mới biết gia đình họ cũng nghèo chẳng kém gì gia đình mình”.

Người phụ nữ khắc khổ trong mái lá xiêu vẹo vẻ mặt đăm chiêu lặng lẽ nhìn ra dòng sông đục ngầu, thở dài: “Dù chưa hề ly hôn nhưng sau khi tôi bỏ đi, người chồng đã cưới vợ mới. Giờ đây, các con tôi cũng đã khôn lớn, lập gia đình hết rồi. Tôi chỉ mong sao chúng nó được hạnh phúc, không phải lận đận vì chuyện tình duyên như tôi”.

(Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi)

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.