Biển Đông ngày 4/6: Mỹ trang bị vũ trang cho Đông Nam Á đối phó Trung Quốc

Trước tình hình Trung Quốc đơn phương thực hiện các hành động ngang ngước tại Biển Đông, quan chức Mỹ đề xuất chính quyền Tổng thống Barack Obama rót hàng trăm triệu USD giúp huấn luyện và trang bị cho lực lượng vũ trang các nước Đông Nam Á đối phó Trung Quốc.
Biển Đông ngày 4/6: Mỹ trang bị vũ trang cho Đông Nam Á đối phó Trung Quốc

Mỹ khẳng định có quyền can dự vào Biển Đông

Phát biểu tại Đối thoại Shangri La lần thứ 14, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ahston Carter khẳng định Mỹ có quyền can dự vào Biển Đông đồng thời lên án mạnh mẽ các hành động gây hấn, đe dọa an ninh an toàn ở vùng biển này.

Biển Đông ngày 4/6: Mỹ trang bị vũ trang cho Đông Nam Á đối phó Trung Quốc - anh 1

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ahston Carter

"Mỹ quan ngại sâu sắc trước những căng thẳng ở Biển Đông, đặc biệt là những hoạt động gần đây của Trung Quốc trên các vùng biển tranh chấp cũng như phản đối bất kỳ giải pháp quân sự nào gây bất ổn trên Biển Đông. Mỹ hoan nghênh các nước ASEAN và Trung Quốc cùng ngồi lại bàn bạc để giải quyết tình hình," ông Ahston Carter nói.

Ông Ahston Carter cũng cho rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là "vô lý" và các lực lượng của Mỹ, nếu được lệnh, sẽ sẵn sàng để "chiến đấu để bảo vệ các quyền lợi của Mỹ trong vùng biển châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn."

Đến giờ vẫn chưa rõ là Trung Quốc sẽ còn đi đến đâu,” ông Carter nói. “Và đó là nguyên nhân vùng biển này đang trở thành nguồn cơn căng thẳng ở khu vực."

Củng cố phòng thủ cho đồng minh

Để gây áp lực với Trung Quốc, Mỹ có thể hỗ trợ cho Philippines, đồng minh duy nhất liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông để thay đổi chiếc lược quân sự. Với sự hỗ trợ của Mỹ, Nhật Bản và Australia, Philippines có thể thiết lập khả năng Chống tiếp cận, chống thâm nhập khu vực (A2/AD).

Manila có thể xây dựng hệ thống radar, tên lửa phòng không và chống tàu di động vươn đến Biển Đông để chống lại mưu tính của Bắc Kinh là thống trị vùng biển và vùng trời trong và xung quanh khu vực.

Biển Đông ngày 4/6: Mỹ trang bị vũ trang cho Đông Nam Á đối phó Trung Quốc - anh 2

Mỹ điều chiến hạm Fort Worth Mỹ tuần tra gần Trường Sa để thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc

Các cơ sở này chỉ mang tính phòng thủ và không khiêu khích, nhưng lại vô hiệu hóa được các căn cứ mới của Trung Quốc, khiến chúng mất tác dụng. Mỹ cũng có thể mời gọi các nước ASEAN khác quan tâm đến công nghệ quốc phòng để hợp tác, tiến hành chiến lược.

Nếu Bắc Kinh tiếp tục tăng cường lực lượng ở Biển Đông, Mỹ và đồng minh cũng sẽ làm điều tương tự. Nếu họ muốn giải quyết vấn đề này bằng biện pháp ngoại giao thì cả hai bên đều phải đóng băng các hoạt động gia tăng sức mạnh quân sự.

Thực tế, Mỹ và đồng minh đã có một số bước đi để gây sức ép với Trung Quốc. Mỹ, Nhật hồi cuối tháng 4 hoàn thành bản Định hướng sửa đổi hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật, nêu rõ Tokyo sẵn sàng thực thi quyền phòng thủ tập thể, tức cho phép quân đội chiến đấu ở nước ngoài để bảo vệ đồng minh trong trường hợp họ bị tấn công. Washington còn kêu gọi Tokyo mở rộng tuần tra ra Biển Đông. Hai nước và Australia cũng đang gia tăng sức ảnh hưởng trong khu vực Đông Nam Á.

Mỹ sẽ rót tiền giúp các nước Đông Nam Á đối phó Trung Quốc

Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain đã đề xuất chính quyền Tổng thống Barack Obama rót hàng trăm triệu USD giúp huấn luyện và trang bị cho lực lượng vũ trang các nước Đông Nam Á, vốn đang đối mặt sự bành trướng của Trung Quốc.

Đề xuất của ông McCain được đưa vào một tu chính án của Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Mỹ (USDAA) 2016, dự kiến ​​thông qua vào cuối năm nay.

Biển Đông ngày 4/6: Mỹ trang bị vũ trang cho Đông Nam Á đối phó Trung Quốc - anh 3

Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain

Theo Sáng kiến biển Đông nói trên, Washington sẽ dành đến 425 triệu USD trong vòng 5 năm để "cung cấp thiết bị quân sự, huấn luyện, xây dựng quân sự quy mô nhỏ” cho các nước như Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Hôm 29/5, Mỹ cho biết Trung Quốc đã đặt hệ thống pháo di động trên một đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ông McCain mô tả đây là hành động “leo thang và đáng lo ngại”, đồng thời kêu gọi Washington có “biện pháp nhất định” để ngăn chặn các hoạt động tương tự của Bắc Kinh.

Bởi vậy, Mỹ đã triển khai thêm nhiều nguồn lực quân sự tới châu Á-Thái Bình Dương trong chiến lược tái cân bằng hướng đến khu vực này. Mỹ cũng đang giúp các nước Đông Nam Á tăng cường khả năng quốc phòng và khuyến khích họ có cách tiếp cận thống nhất hơn để đối phó với Trung Quốc.

Anh Phương (TH)

>>> Xem thêm:

- Tổng thống Obama: Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động sai trái trên biển Đông

- Mỹ: 5 cách chặn đứng âm mưu xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc

- Trung Quốc: Triển khai vũ khí tới Biển Đông là hoàn toàn bình thường

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.