Bộ GD&ĐT chấp nhận cách đánh vần ‘lạ’ cho học sinh lớp 1

(Ngày Nay) - Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền clip quay cảnh một nữ giáo viên tiểu học đang hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần gây hoang mang dư luận.

Clip… “lạ”… khiến nhiều người hoang mang

Mới đây, mạng xã hội lan truyền clip quay cảnh được cho là một giáo viên tiểu học đang hướng dẫn các vị phụ huynh học sinh có con đang theo học lớp 1 về chương trình dạy học mới với những thay đổi về cách đánh vần.

Cụ thể, theo nội dung clip được chia sẻ, giáo viên này đang đứng trên bục giảng, hướng dẫn các vị phụ huynh dạy con em mình đánh vần các từ “k”, “qu” theo chương trình mới đều phải đọc là “c”, hay thay đổi cách đánh vần của các từ “iên”, “uôn”.

Clip: Cô giáo hướng dẫn cách đánh vần "lạ" gây hoang mang dư luận

Theo tìm hiểu của Zing.vn, đây là cách đánh vần theo chương trình sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại. Cụ thể hơn là cách đánh vần này được dạy trong cuốn Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1 (gồm 3 tập, do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành). Hiện tại, chương trình phổ thông có 2 bộ sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1, một cuốn khác là Tiếng Việt lớp 1 (gọi là bộ sách hiện hành).

Clip đăng tải ngay lập tức gây xôn xao dư luận, thu hút hàng triệu lượt xem, hàng trăm nghìn lượt chia sẻ và bình luận. Đa số ý kiến đều bày tỏ sự hoang mang và lo ngại không biết đây thực sự có phải là chương trình giáo dục mới được áp dụng không. Bên cạnh một số phụ huynh khác không đồng tình thì cũng có nhiều phụ huynh tỏ ra không mấy bất ngờ với cách đánh vần mới này.

Phụ huynh hoang mang là đúng!

Trước những tranh luận trái chiều về cách đánh vần mới này thì báo Người đưa tin cho rằng, phụ huynh hoang mang là đúng. Bởi 2 lý do sau:

Thứ nhất, clip giáo viên hướng dẫn cách phát âm cho học sinh khác với truyền thống nên phụ huynh cảm thấy lạ lẫm, thậm chí hoang mang. Ví dụ, chữ “qua” phát âm theo truyền thống là “quờ” – “a” – “qua” thì nay đổi lại là “cờ” – “oa” – “qua”.

Thứ hai, đây là chuyên ngành về ngữ âm học, nên phụ huynh hầu như không thể hiểu được khi giáo viên sử dụng một số cách diễn đạt như: “con chữ”, “âm”, “âm đệm”, “âm chính”. Với lại, giáo viên cho biết âm “cờ” – “c” được phát âm trong 3 trường hợp “c”, “k”, “qu” thì quả thật phụ huynh không loạn não mới là chuyện lạ (mặc dù đúng về lí thuyết ngữ âm học).

Bộ GD&ĐT chấp nhận cách đánh vần ‘lạ’ cho học sinh lớp 1 ảnh 1
Đầu năm học, phụ huynh mua sách cho con để kịp thời học tập đúng tiến độ. (Ảnh: Người đưa tin)

Không chỉ phụ huynh, một số giáo viên cũng thẳng thắn bày tỏ “nhiều từ, nhiều câu thầy cô còn khó hiểu huống gì trò”. Theo đó không ít từ ngữ, cách nói theo địa phương miền Bắc nên nhiều người ở vùng miền khác không hiểu.

Một giáo viên tỉnh Bắc Giang phàn nàn trên báo Lao động: “Lớp 1 dạy các em chữ “c”, “k”, “q” đều đọc là /cờ/ nhưng lên lớp 2 nếu lại học tiếp theo chương trình cũ phải hướng dẫn lại cách đọc là /cờ/, /ca/, /cu/ dẫn đến học sinh cứ nhầm lẫn lung tung rồi học trước quên sau. Cũng theo giáo viên này, bởi cách học như thế nên không ít học sinh cứ nhầm lẫn khi viết "Tổ quốc" với "Tổ cuốc", “kiên quyết” với “ciên quyết”…

Được cho là làm mới nhưng sự mới mẻ đến lạ lẫm như nguyên âm đôi “iê”, “ia”, “yê”, “ya” cùng đánh vần là /ia/; 2 nguyên âm đôi “ươ” và “ưa” cùng đánh vần là /ươ/, 2 nguyên âm đôi “uô” và “ua” cùng đánh vần là /ua/… khiến nhiều người khó chấp nhận.

Nguyên tắc đánh vần trong sách “Tiếng Việt Công nghệ giáo dục”

Bộ GD&ĐT chấp nhận cách đánh vần ‘lạ’ cho học sinh lớp 1 ảnh 2

 Âm và chữ trong sách Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1. (Ảnh: Zing.vn)

- Đánh vần theo âm, không đánh vần theo chữ. Ví dụ: “quê” /cờ/ – /uê/ – /quê/. Vì đánh vần theo âm nên khi viết phải theo luật chính tả. Âm /cờ/ đứng trước âm /e/, /ê/ /i/ phải viết bằng chữ k (ca). Âm /cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu).

- Đánh vần theo cơ chế 2 bước:

+ Bước 1: Đánh vần tiếng thanh ngang (phải tách ra phần đầu / phần vần). Ví dụ: ba: /bờ/ – /a/ – /ba/.

+ Bước 2: Đánh vần có tiếng thanh (khi Đánh vần tiếng có thanh khác thanh ngang: Tạm thời tách ra, để lại thanh ngang). Ví dụ: bà: /ba/ – /huyền/ – /bà/.

Bộ Giáo dục đã chấp nhận cách đánh vần “lạ”…

Liên quan đến việc này, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Đức Hữu, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho hay, “cái lạ này” xảy đến bởi các phụ huynh trước đây quen với cách đánh vần như chương trình đại trà hiện hành.

Nhưng tài liệu Tiếng Việt 1 theo chương trình Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại thì đi theo hướng ngữ âm học và bao nhiêu năm nay đã tổ chức, triển khai dạy học như thế rồi chứ không phải năm nay mới có, thực chất không phải cái gì đó mới hay phát hiện mới lạ.

Có thể với những phụ huynh thấy lạ tai nên câu chuyện mới xôn xao như vậy, chứ những năm trước đây những trường, địa phương theo chương trình này đã dạy học như vậy mà không có vấn đề gì.

Bộ GD&ĐT chấp nhận cách đánh vần ‘lạ’ cho học sinh lớp 1 ảnh 3

 Bộ sách Tiếng Việt lớp 1 chương trình hiện hành. (Ảnh: Lao động)

Thực tế có nhiều giáo viên, phụ huynh học sinh sau khi tiếp cận chương trình này cũng đánh giá là bình thường, không vấn đề gì.

Chương trình Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại nghiêng về ngữ âm học cho nên người ta dạy theo hướng đó và Hội đồng thẩm định quốc gia của Bộ GD&ĐT đã thẩm định là không sai khi đưa ra một cách tiếp cận mới, nhưng khác hay như các phụ huynh nói là “lạ” với cách của chương trình đại trà hiện hành.

Bộ GD&ĐT đã thẩm định và cũng chấp nhận phương pháp của GS Hồ Ngọc Đại, bởi dạy cho học sinh luật chính tả, tiếp cận theo hướng ngữ âm học.

Hội đồng thẩm định quốc gia đã thẩm định và chấp nhận cho phép địa phương nào muốn thì tổ chức dạy học theo tài liệu của chương trình này. Bộ cũng không xác minh đây là trường học nào hay cô giáo nào bởi họ dạy theo yêu cầu của tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục.

Tổng hợp

Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.