Bộ lạc khắc khổ nhất hành tinh

[Ngày Nay] - Dù ở giữa thời điểm mùa mưa nhưng hầu như tất cả những con sông tại khu vực sinh sống của người Turkana nằm ở phía Bắc Kenya lại cạn khô, không có một giọt nước. Hàng ngàn con vật đã chết, còn lại chỉ có lạc đà, dê và lừa. Công việc chính của bộ tộc này là hàng ngày đi kiếm nước để duy trì sự sinh tồn.
Người Turkana chia sẻ nước từ một hố đào. (Nguồn: Getty).
Người Turkana chia sẻ nước từ một hố đào. (Nguồn: Getty).

Hạn hán ngày càng nghiêm trọng khi mà lần cuối cùng xuất hiện mưa ở khu vực này đã cách đây 4 năm. Hàng ngày, từ sáng đến tối những người phụ nữ trong làng phải đi bộ hàng chục km, dùng đôi tay trần đào xới để tìm nước mang về cho gia đình. Đó là toàn cảnh về cuộc sống của người dân thuộc bộ lạc Turkana - nơi đang trải qua tình trạng thiếu nước khắc nghiệt nhất trên Trái đất. Tại đây người dân đang phải đấu tranh từng ngày để có thể sinh tồn.

Đã có những trường hợp phải hy sinh tính mạng khi đi tìm nước. Gần đây nhất, một người phụ nữ đã thiệt mạng khi một hố sâu 4 m bất ngờ đổ sụp, chôn vùi người phụ nữ đang lấy nước ở bên dưới.

Theo truyền thống của người Turkana, thi thể người chết không thể bị di chuyển, bởi như vậy sẽ dính phải lời nguyền. Chính vì vậy, thi thể người phụ nữ vẫn nằm bên dưới hố nước - mặc dù hố nước này đang là hy vọng sống của cả gia đình bà.

Ở đây, phụ nữ - bao gồm cả phụ nữ đang mang thai - phải đi bộ khoảng 19 km mỗi ngày để tìm nước. Nếu thành công, họ có thể lấy được khoảng 20 lít nước, chứa trong một cái thùng, đặt lên đầu rồi mang về nhà cho chồng, con và đàn gia súc. Một gia đình người Turkana trung bình có khoảng 10 đứa con.

Bộ lạc khắc khổ nhất hành tinh ảnh 1

Trung bình một người phụ nữ Turkana phải đi bộ 19 km mỗi ngày để tìm nước (Nguồn: Getty).


Tại làng Labei cách thị trấn Lodwar 80 km về phía Đông Nam, một người phụ nữ trẻ trong trang phục truyền thống của bộ lạc đang gắng sức nâng một thùng nước lên khỏi một cái hố sâu khoảng 3,6 m vừa mới đào bằng tay và một cái mai nhỏ. Mọi người đặt tên cho cái hố mới đào này là Sasak Echoke. Theo người dân trong làng, lượng nước bên trong Sasak Echoke sẽ đủ để cung cấp cho mọi người trong vài ngày.

Bên trên cái hố, những người đàn ông và trẻ nhỏ đang đổ từng xô nước vào những cái máng dựng tạm cho lạc đà, dê và lừa uống. Đây là nguồn sinh kế của bộ lạc du mục này. Dê và máu của chúng là nguồn cung cấp thức ăn chính cho bộ lạc.

Bộ lạc Turkana là cộng đồng mục vụ lớn thứ hai ở Kenya, chỉ sau người Maasais và hiện đang sống ở một trong những nơi khắc nghiệt nhất trên Trái đất. Phụ nữ Turkana thường trang điểm một kiểu tóc tương tự nhau và chỉ cạo trọc đầu khi chồng họ qua đời. Họ làm đẹp bằng những vòng hạt đầy màu sắc và sẽ không tháo bỏ vòng cổ vì tin rằng nếu làm thế họ sẽ bị bệnh hoặc người thân gặp nạn.

Được biết, bộ lạc Turkana theo chế độ đa thê. Lạc đà thường được sử dụng như của hồi môn khi một người đàn ông muốn lấy một người phụ nữ làm vợ.

Đàn ông lấy nhiều vợ vì họ có đủ khả năng chăm lo cho nhiều người, và những người con gái trong gia đình sẽ gả cho người khác vừa ngay khi đến tuổi dậy thì, mặc dù theo luật Kenya, cả nam lẫn nữ phải đủ 18 tuổi mới được kết hôn.

Đối với dân làng, khái niệm biến đổi khí hậu là một điều hoàn toàn xa lạ. Vì thế, nhiều người vẫn tin rằng hạn hán là do một lời nguyền bí ẩn và cần phải có sự hy sinh để cứu mọi người thoát khỏi hạn hán. Chính vì vậy, nhiều đàn ông trong làng đã tự tử như một hình thức hiến tế để giải lời nguyền.

Vật nuôi còn có thể được bán để đổi lấy vũ khí - nhằm để bảo vệ bộ lạc khỏi cuộc tấn công từ những nhóm người khác với mục đích cướp vật nuôi. Những người đàn ông trong làng thường phải đưa đàn gia súc đi thật xa đến tận biên giới với Uganda để chăn thả nên việc xung đột là thường hay xảy ra.

Nakunyuko Lomaritoi - một người phụ nữ Turkana có 8 đứa con - cho hay cô vừa lạc mất con gái mình cách đây 2 ngày trong lúc đi tìm nước. “Tôi có 46 con lừa và dắt chúng đi suốt 4 km để tìm nước nhưng giữa đường lại lạc mất con. May mắn thay, sau đó chúng tôi đã tìm thấy đứa nhỏ vẫn còn sống và 2 mẹ con đã được đoàn tụ” - Nakunyuko nói.

Cũng cùng một hoàn cảnh nhưng kém may mắn hơn, một người đàn ông trong làng cho biết con trai ông đã chết khi gia đình ra ngoài chăn thả gia súc và trong nhà thì hết nước.

Đối với dân làng, khái niệm biến đổi khí hậu đối với họ là một điều hoàn toàn xa lạ. Vì thế, nhiều người vẫn tin rằng hạn hán là do một lời nguyền bí ẩn và cần phải có sự hy sinh để cứu mọi người thoát khỏi hạn hán. Chính vì vậy, nhiều đàn ông trong làng đã tự tử như một hình thức hiến tế để giải lời nguyền.

“Từ sáng đến tối mọi người đều phải chiến đấu để tìm cho được nguồn nước. Ở nhà những đứa trẻ sẽ nấu máu của lạc đà và dê làm bữa ăn chính hàng ngày” - bà Lomaritoi nói.

Ước tính, tuổi thọ trung bình của bộ lạc Turkana chỉ là 50. 

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.