Bộ trưởng TN&MT: Biển miền Trung đã an toàn

Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định toàn bộ khu vực biển miền Trung đã an toàn trên cơ sở phân tích trầm tích đáy, tầng nước giữa và nước mặt.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà.

Sáng 16/11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà tiếp tục đăng đàn trả lời các chất vấn của đại biểu quốc hội.

Trả lời các câu hỏi liệu biển miền Trung đã an toàn hay chưa, Bộ trưởng Hà thông tin ngay từ tháng 8, bộ đã công bố các chỉ số cho thấy biển miền Trung cơ bản đã an toàn. Chỉ số này dựa trên các điều tra, đánh giá, thẩm định của cơ quan tư vấn độc lập trong và ngoài nước.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định: “Biển miền Trung đã an toàn trên cơ sở phân tích trầm tích đáy, nước giữa và nước mặt. Các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, du lịch có thể hoạt động bình thường”.

Về chất lượng của hải sản, bộ trưởng cho biết Bộ Y tế vẫn đang tiến hành phân tích. Tuy nhiên, ông Hà bày tỏ sự tin tưởng toàn bộ hải sản miền Trung đã an toàn. Về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra sự cố Formosa, Bộ trưởng TN&MT cho hay bộ đã tiến hành kiểm điểm với tinh thần nghiêm túc, không né tránh. Khi có kết quả chính thức, bộ sẽ công bố đầy đủ với nhân dân.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM), Bộ trưởng Trần Hồng Hà cam kết sẽ xem xét lại tính liêm chính của bộ máy, đồng thời, rà soát lại để làm rõ chức năng của cơ quan trung ương và địa phương, đảm bảo không chồng chéo.

Kết thúc phần trả lời chất vất của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận xét tuy lần đầu tiên đăng đàn trên cương vị mới nhưng bộ trưởng đã trả lời thẳng thắn, trách nhiệm.

Tuy nhiên, một số nội dung giải trình còn dài, chưa làm rõ trách nhiệm của ai, ngành nào, địa phương nào ngoài việc nhận trách nhiệm của Bộ TN&MT sau sự cố Formosa. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bộ TN&MT cần có giải pháp kịp thời để giải quyết các vấn đề ô nhiễm từ làng nghề, lưu vực sông đến các dự án khai thác khoáng sản, nhiệt điện than đang đầu tư.

Sự cố môi trường, không ai chịu trách nhiệm?

Phát biểu trước Quốc hội chiều 15/11, đại biểu Phạm Đình Cúc (Bà Rịa – Vũng Tàu) thẳng thắn chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà về việc không ai đứng ra chịu trách nhiệm sau khi xảy ra sự cố môi trường.

Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng TN&MT dẫn ra nhiều quy định cho thấy sự chồng chéo trong quản lý các vấn đề liên quan đến môi trường, cấp phép đầu tư dự án. Ông Hà thừa nhận hiện nay các cơ quan trung ương chưa đảm đương hết được việc kiểm tra giám sát.

Cũng đề cập đến cơ chế quản lý, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đề cập đến trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng Trần Hồng Hà trước tình trạng “quản lý kiểu thả gà ra đuổi” như hiện nay.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nêu câu hỏi: “Sau sự cố Formosa, bộ trưởng đã xin lỗi người dân. Tuy nhiên, với tư cách là người quản lý, bộ trưởng thấy lỗi của cá nhân và lỗi của bộ mình là gì. Bộ trưởng thấy đã sửa lỗi với nhân dân trọn vẹn chưa?”.

Luật sư Trương Trọng Nghĩa, chất vấn: “Xét về yếu tố con người, Bộ trưởng thấy bộ máy có đủ sức, đủ liêm khiết, trình độ năng lực đáp ứng công việc hay không?”.

Đại biểu Nghĩa đặt giả thiết nếu có dự án xung đột lợi ích giữa Bộ TN&MT với các bộ khác, thậm chí là với phó thủ tướng, nhưng bộ trưởng thấy có nguy cơ về môi trường. “Trong tình thế đó, bộ trưởng có đủ dũng khí bảo vệ quan điểm hay thoả hiệp?”.

Gọi các cụm công nghiệp mọc lên dọc hai bên bờ sông Hậu là các “quả bom môi trường nổ chậm”, đại biểu Hoàng Thanh Tùng kiến nghị Bộ TN&MT cần có các biện pháp để cứu vãn sự sống của dòng sông có ảnh hướng lớn đến đời sống người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Các vấn đề ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch ở Bắc Bộ cũng lần lượt được các đại biểu đề cập.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết đã có chương trình giai đoạn 211-2015 xử lý ô nhiễm tại các làng nghề và lưu vực sông. Do kinh phí mới bố trí được 1/5 nên kết quả chỉ giải quyết được 9/34 làng nghề.

Theo ông Hà, do thời gian thẩm định dự án ODA kéo dài nên hiện nay, bộ khuyến khích các dự án hợp tác công tư PPP. Bộ trưởng TN&MT dự báo nếu làm tốt, vấn đề ô nhiễm tại các dòng sông sẽ được xử lý trong khoảng 5 năm tới.

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội) chất vấn về các hệ luỵ của nhiệt điện than. Đại biểu Hà cho biết 20 nhà máy nhiệt điện than hiện nay đang tiêu thụ 45 triệu tấn than và thải ra 60 tấn tro xỉ than. Theo quy hoạch đến 2020, cả nước có thêm 20 nhà máy nhiệt điện than nữa.

“Nguồn tài nguyên than đang dần cạn kiệt, môi trường của các nhà mày lại rất phực tạp khiến cử tri lo ngại. Bộ trưởng đánh giá mức độ ô nhiễm và tính khả thi của các dự án này như thế nào”, ông Hà hỏi.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, nguồn thải của nhiệt điện than hiện nay có ba nhóm chính: khí và bụi, nước làm lạnh chưa hoá chất, tro và xỉ thải. Ông Hà khẳng định hiện nay vẫn còn dư địa để chọn công nghệ tốt hơn nhằm hạn chế lượng chất thải. Bộ TN&MT cũng đang đề xuất nghiên cứu việc sử dụng chất thải từ các nhà máy này làm vật liệu xây dựng.

Sáng 16/11, Bộ trưởng Trần Hồng Hà tiếp tục trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội.

Theo Zing
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.