Bộ Y tế: Việc công bố dịch sởi phụ thuộc khả năng đáp ứng của địa phương

(Ngày Nay) - Bộ Y tế đánh giá có 18 tỉnh, thành nằm trong nhóm nguy cơ bùng phát dịch như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Long An, Sóc Trăng, Bình Phước, Kiên Giang, Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Lắk...
Bệnh nhi mắc bệnh sởi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Ảnh: Lê Xuân/TTXVN.
Bệnh nhi mắc bệnh sởi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Ảnh: Lê Xuân/TTXVN.

Bộ Y tế đánh giá có 18 tỉnh, thành nằm trong nhóm nguy cơ bùng phát dịch như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Long An, Sóc Trăng, Bình Phước, Kiên Giang, Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Cà Mau...

Tính từ đầu năm đến nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận hơn 500 ca mắc sởi, trong đó ghi nhận 3 trường hợp tử vong.

Tiến sỹ Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng việc công bố dịch sởi cần tuân thủ theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm và theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Đánh giá về dịch sởi tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho hay: "Theo đánh giá của chúng tôi, Thành phố Hồ Chí Minh mặc dù có số ca mắc cao nhưng ngay từ đầu đã chuẩn bị rất tốt, có kế hoạch tiêm chủng vaccine sởi để chuẩn bị cho đợt dịch này. Đối với việc công bố dịch, sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố chính đó là theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và khả năng đáp ứng của địa phương.”

Ông Đức cũng thông tin theo Luật phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, Thành phố Hồ Chí Minh đã đủ căn cứ để công bố dịch sởi. Tuy nhiên, việc công bố dịch còn căn cứ vào khả năng đáp ứng của thành phố.

Theo quy định với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, trong đó có bệnh sởi thì một xã, phường, thị trấn được coi là có dịch khi có số người mắc bệnh vượt quá số mắc trung bình của tháng cùng kỳ ba năm gần nhất. Một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được coi là có dịch khi có từ 2 xã có dịch trở lên. Một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được coi là có dịch khi có từ 2 huyện có dịch trở lên.

Tiến sỹ Hoàng Minh Đức cho hay: "Như vậy theo quy định Thành phố Hồ Chí Minh có thể công bố dịch sởi. Tuy nhiên, việc công bố dịch ngoài theo quy định của luật còn căn cứ theo khả năng đáp ứng, nguồn lực và đánh giá chuyên môn của thành phố. Việc công bố dịch hay không sẽ do địa phương quyết định."

Theo quy định, khi công bố dịch, vaccine và tất cả nguồn lực cần thiết các địa phương sẽ sử dụng tại chỗ, Trung ương sẽ không hỗ trợ vì Trung ương chỉ hỗ trợ vaccine cho chương trình tiêm chủng thường xuyên, còn việc chống dịch thì địa phương phải tự chủ động.

Tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hơn 2.000 ca mắc, trong đó tại Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận hơn 500 ca mắc.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh sởi đã xuất hiện tại 57 phường xã, 16 quận huyện của thành phố; trong đó 9 quận huyện có 2 ca trở lên, 3 quận huyện có số ca sởi cao nhất là huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, quận Bình Tân. Đáng chú ý, năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong do mắc bệnh sởi.

Bà Angela Pratt - Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam chỉ rõ tại Việt Nam, hàng trăm nghìn trẻ em đã không được tiêm chủng từ năm 2021 tạo nên sự suy giảm trong tiêm chủng chưa từng thấy. Kết quả là số ca mắc các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine đang gia tăng như: Bạch hầu, ho gà đặc biệt là sởi đang lây nhiễm rất mạnh mẽ hiện nay.

Tại Hội nghị hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng thế giới năm 2024 và phát động triển khai chiến dịch tiêm vaccine Sởi do Bộ Y tế; Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) phối hợp tổ chức ngày 22/8, bà Angela Pratt cho rằng với các tỉnh thành có các chùm ca bệnh gia tăng nhanh chóng, WHO khuyến nghị công bố dịch để có thể kích hoạt các phương án chống dịch kịp thời.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.
Biểu tượng ChatGPT của Công ty OpenAI tại một văn phòng ở Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Công nghệ AI trước cuộc đua chuyển hướng
(Ngày Nay) - Một kỷ nguyên mới đang đến khi các công ty AI đang chuyển hướng tập trung vào việc tinh chỉnh các mô hình hiện có và bổ sung cho chúng khả năng lập luận giống con người hơn.