Bước chân người mù tại Seoul

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vào ban đêm những năm 1880, đường phố Seoul thuộc về phụ nữ. Nam giới, với rất ít trường hợp ngoại lệ, buộc phải ở trong nhà bởi lệnh giới nghiêm, và điều này cho phép phụ nữ có thể đi lại trên đường tương đối an toàn, tránh khỏi tầm nhìn của nam giới. Ngoài phụ nữ, một nhóm đối tượng khác cũng có thể đi lại tự do trên phố ở khung giờ đó là những người mù.
Seoul cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Seoul cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Percival Lowell, một người Mỹ sống ở Seoul vào mùa đông năm 1883/84 cũng là một trong những trường hợp ngoại lệ. Ông đã kể lại về những ngày tháng lang thang trên những con phố đêm Seoul. Lowell đặc biệt quan tâm đến hoàn cảnh của người mù hơn nhiều người cùng thời. Dường như với ông, những cuộc gặp gỡ với những người mù vào ban đêm trên những con phố đông đúc nhất của Seoul không phải là hiếm. Và rồi ông nhận thấy những người mù thành phố có thể ra đường vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

"Họ ra đường vào mọi khung giờ, cách họ có thể và dám băng qua các con đường trong thành phố là một điều gì đó hơi kỳ diệu, vì họ đi hoàn toàn một mình. Không cần một cậu bé hay một chú chó trung thành nào dẫn đường, che chở họ trong đám đông. Chỉ với một cây gậy dài, họ mạo hiểm hòa mình vào đám đông thành phố. Họ mạnh dạn bước về phía trước, và bằng cách nào đó giữ bản thân tránh khỏi bị thương."

Tốc độ di chuyển vừa phải của những người xung quanh sẽ giúp những người mù ít gặp nguy hiểm hơn. Nhưng hành động rất táo bạo, và sự tự tin trong từng bước đi của họ là điều khiến Lowell vô cùng ấn tượng.

Mặt khác, một số người sáng mắt có thể sẽ nhìn những người khiếm thị với ánh mắt thương hại hoặc dè chừng. Theo Giáo sư Lim Dong-kwon, một nhà văn học dân gian, việc gặp một người mù trên đường thậm chí còn được coi là điềm xui xẻo.

Bước chân người mù tại Seoul ảnh 1

Cửa Tây Seoul, khoảng năm 1900. (Ảnh: Robert Neff)

Ngoài việc mù bẩm sinh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến mù lòa.

Vua Sejong (1418-1450), người được vinh danh vì vai trò của mình trong việc tạo ra chữ Hangeul, đã bị bệnh tiểu đường cướp mất thị lực. Đôi khi, không phải là căn bệnh mà cách chữa bệnh đã cướp đi thị lực của nạn nhân. Annabel Nisbet, một nhà truyền giáo cho biết một số bà mẹ đã đắp thuốc lá hoặc phân bò lên đôi mắt yếu kém của những đứa trẻ mắc bệnh sởi hay đậu mùa, khiến tình trạng viêm nhiễm hình thành và đứa trẻ bị mù. Ông cũng nhớ lại việc điều trị cho một đứa trẻ với đôi mắt bị nhiễm trùng nặng. Người mẹ tin rằng một linh hồn ma quỷ là nguyên nhân gây ra tình trạng của con gái bà. Một linh hồn đã trừng phạt gia đình bằng cách làm nhiễm trùng mắt của đứa bé và gia đình rất miễn cưỡng chữa trị vì không muốn "xúc phạm" thêm linh hồn đó.

Những vụ án liên quan đến người khiếm thị

Năm 1896, hai người đàn ông mù bị nghi ngờ vì đã mua hai mươi hai cuộn vải và thanh toán bằng tấm séc giả. Tuy nhiên, xem xét sự suy giảm thị lực của họ, người ta nghĩ có lẽ họ cũng là nạn nhân. Vào tháng 6/1909, một người đàn ông mù tên là Soh Kan-il, ở Ahyeon-dong đã bị bắt vì tội trộm cắp. Người này đã đến nhà của bạn mình, Kim Syong-tai (cũng bị mù) và lấy trộm 6 yên. Những gì đã xảy ra của vụ án liên quan đến người khiếm thị luôn không rõ ràng và rất khó để đưa ra phán quyết cuối cùng.

Theo The Korea Times
Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.