Người mù thời 4.0: Ai bảo chỉ có màn đêm?

Người mù thời 4.0: Ai bảo chỉ có màn đêm?

“Không còn chuyện nhắm mắt đi trong đường hầm nữa, giờ người mù chơi Zalo, Facebook liên tục, tự tin chat, dùng ứng dụng taxi dễ dàng… Cuộc sống của người mù giờ sắc màu hơn nhiều rồi”.

* * *

Anh Trần Văn Hoan, Phó Chủ tịch Hội Người mù quận Đống Đa, Hà Nội vừa cười khà khà vừa kể chuyện. Nhịp sống của một người khiếm thị như anh chẳng khác người bình thường là mấy, cũng tất bật với công việc, họp hành, quán xuyến gia đình, con cái - có khác chăng anh chỉ gắn liền với chiếc kính đen.

Người mù thời 4.0: Ai bảo chỉ có màn đêm? ảnh 1

Sinh ra ở Sóc Sơn, Hà Nội, anh Hoan từ bé đã gắn liền với bóng tối. Mù bẩm sinh buộc anh phải chấp nhận hiện thực xung quanh toàn bóng đêm. Nhưng anh chưa bao giờ nhìn thấy ánh sáng nên chẳng bao giờ có khái niệm bóng tối hay ánh sáng, cũng ít khi tủi thân ước mong được nhìn chút ánh sáng. Với anh, cuộc đời sáng hay tối là do cách sống, cách đón nhận của mình.

Rồi anh nói, cách đây khoảng 50 năm, người mù là tầng lớp dưới đáy xã hội, mù đi liền với dốt nát, bần tiện… Bao nhiêu cái xấu xa nhất người mù lãnh trọn, người ta chửi con chó chạy loăng quăng ngoài đương là “mù à”, đi xe đụng nhau cũng chửi “mù à”… Ngày ấy cũng có người mù thành công, nhưng chỉ như đá ném ao bèo… Từ khi Hội Người mù được thành lập, song song với quá trình tuyên truyền rộng khắp, sự phát triển của xã hội, cách nhìn nhận về người mù đã ngày một thay đổi. Lấy ngay ví dụ về mình, anh bảo, giờ anh đã có thể làm chủ kinh tế, lo cho vợ con, hai đứa con anh một gái một trai được ăn học đàng hoàng, đứa đại học, đứa vừa đỗ cao đẳng.

“Giờ người mù được đi học đại học, được tạo điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin, có ứng dụng gì mới đều được phổ biến, được đi nước ngoài nhiều lắm… Có những bạn khiếm thị trong Hội Người mù Đống Đa tính nhút nhát, chậm chạp mà sau một thời gian sinh hoạt Hội, bạn ấy đã có thể một mình ra nước ngoài giao lưu học hỏi với vốn tiếng Anh cừ khôi, nói là đi một mình nhưng đương nhiên là có người hỗ trợ lên xuống máy bay…” – anh Hoan tự hào kể.

Người mù thời 4.0: Ai bảo chỉ có màn đêm? ảnh 2

Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Văn Hoan chẳng bao giờ thấy mình khác biệt với bạn bè. Cái gì không nhìn được thì anh thỏa sức tưởng tượng. Có nhiều khi tưởng tượng theo ý mình xong sờ vào thực tế khác hoàn toàn càng khiến anh thích thú.

“Hồi bé, nghe người ta loa thùng, cứ tưởng tượng loa thùng là cái loa đút vào thùng gánh nước. Thùng gánh nước bằng gỗ có đầy ở quê. Tôi tự nhủ, cái loa mà nhét vào thùng ấy thì vô lý nhỉ, sao người ta lại nhét vào thùng. Mãi sau được sờ tận tay, mới bật cười vì trí tưởng tượng xuyên lục địa của mình”. Từ bé, hễ được sờ cái gì là anh sờ kỹ lắm, để tưởng tượng cho chuẩn, cho rõ. Từ cái nồi, cái xoong, cái đàn bầu đến cái xe tải. “Ô tô tôi sờ bánh, sờ đèn, rồi lên buồng lái. Còn chẳng biết người ta gọi buồng lái là cabin” - anh Hoan cười khà khà.

Tuy mù bẩm sinh nhưng anh nghịch lắm. Lũ bạn quanh làng học bơi, anh cũng học. Cứ đến mùa nước lên, mỗi ngày cậu bé Hoan cũng hối hả theo bạn đi bơi sông 3-4 lần, mỗi tuần ăn đòn một lần của bố vì cái tội quá nghịch. “Bơi được 3 mét, rồi bơi được qua ngòi cống, sau bơi thẳng qua đầm… tôi sướng lắm. Nghe tiếng các bạn ở đâu thì biết đó là bờ. Bơi xong quay vào bờ. Các trò chơi cùng bạn có nhiều trò tôi cũng bị hạn chế như đánh khăng, đánh quay… nhưng nôm na 70% các trò tôi chơi hòa nhập với mọi người…”. Nấu cơm, đốt rạ, rồi tay kìm tay búa… cái gì anh Hoan cũng tự mày mò làm theo, chẳng ai đưa tay dạy việc vẫn nấu cơm nóng canh ngọt như bao đứa trẻ khác. Anh biết cả cày bừa, trồng rau cỏ… hàng xóm còn hỏi - sao mày biết nhiều thế?

Chỉ đến khi các bạn đến tuổi đi học hết, anh ở nhà, anh Hoan mới nhận ra sự khác biệt rõ rệt giữa mình và chúng bạn. Rồi đến 17-18 tuổi, mọi người được đi làm, anh lặng lẽ ở nhà, tủi thân lắm, chẳng bao giờ mơ là mình được đi làm.

“Xưa bố tôi định cho con học nghề kèn trống, nhưng lại thôi. Mọi người hay nói với tôi bố mẹ không thể ở mãi suốt đời bên con, nên từ 14-15 tuổi, tôi biết mình phải tự lập. Tôi quyết định ra trường Nguyễn Đình Chiểu đi học”.

Người mù thời 4.0: Ai bảo chỉ có màn đêm? ảnh 3

Anh Trần Văn Hoan bảo, nhà có con mù, người ta thường có ba cách ứng xử. Một là coi con như cậu giời, chiều chuộng hết mình để bù đắp thiệt thòi. Hai là coi đó là cục nợ, sống được ngày nào hay ngày ấy. Ba là cư xử bình thường, bình đẳng như những đứa con khác, hư là đánh đòn. “May nhờ bố nghiêm khắc, không coi tôi là cậu giời nên tôi có thể khám phá cuộc sống thật đầy đủ và có ý thức tự lập từ sớm” – anh nói.

Vào trường Nguyễn Đình Chiểu, anh may mắn được một thầy giáo từng làm ở Quân khu 3 dạy nhạc. Thầy dạy anh nhạc lý cơ bản, xong giúp anh nghiên cứu sâu về âm nhạc dân tộc. Cậu bé Hoan của ngày nào vốn nghiện nghe nhạc dân ca cổ truyền khung giờ 11h30 và 16h30 trên đài đã “bắt sóng” được niềm say mê đặc biệt với nhạc.

“Hồi ấy cứ 11h30 và 16h30, tôi lại ra cổng nghe lỏm ca nhạc từ hàng xóm. Ôi người mù độ hóng cao lắm. Nghe chút là thuộc lời ca. Nghe mãi từ 6-7 tuổi đến khoảng 15 tuổi, nhà mới mua được một cái đài vì nhà tôi nghèo…”.

Niềm say mê âm nhạc và gắn bó với cây đàn bầu dân tộc đã giúp anh tìm được công việc dạy nhạc ở trường Nguyễn Đình Chiểu. Anh Hoan tham gia dạy lý thuyết âm nhạc, hòa tấu âm nhac dân tộc suốt từ 1993 đến 2017 mới nghỉ. Hơn 20 năm gắn bó với âm nhạc, anh có thể tổng hợp các cây, viết nhạc cho từng cây một, để mọi người đánh đàn với nhau thành một bản hòa tấu lắng đọng.

Người mù thời 4.0: Ai bảo chỉ có màn đêm? ảnh 4

Nói về độ hóng cao, anh cười, cuộc sống của người mù có phong phú hay không, vui vẻ hay không là do độ hóng. Khi tất cả xung quanh chỉ toàn màn đêm, tất cả anh đều phải cố tưởng tượng. Cách nghe ngóng của người mù phong phú lắm. Đi xe buýt, anh nghe hai người nói chuyện “Hôm nay đi đường Hoàng Cầu đường ngập ghê quá, ngập nửa bánh xe”. Về đến nhà hay gặp bạn bè, anh cũng có ngay câu chuyện làm quà: “Sáng nay đi qua đường Hoàng Cầu ngập ghê lắm...”.

Anh hóng chuyện xung quanh, hóng chuyện âm nhạc… Hóng cả những câu chuyện về vợ, vui vui kiểu như nghe mọi người nói “con bé ấy xinh thế mà yêu thằng…”. Vợ anh Hoan là người sáng mắt, một cô thôn nữ bình thường. Nhưng lại gật đầu về chung một nhà với anh. Chẳng biết do tính tếu táo hay kể chuyện của anh hay vì sự tự tin, tự lập đáng khâm phục của anh.

“Lấy vợ bọn mình hay gặp vật cản, đó là dư luận họ hàng và dư luận xã hội. Vượt qua được hai dư luận ấy mới có thể lấy vợ” – anh Hoan tâm sự. Miệng lưỡi thế gian thì vô cùng, không ít người trêu vợ anh “lấy ông mù hầu cả đời à?”, nhưng may mắn thay, vợ anh Hoan chơi thân với em gái anh. Mọi người đưa đẩy, đẩy hay người lại gần nhau rồi nên vợ nên chồng. Giờ chị ở quê làm ruộng, anh xa vợ đảm đương chức Phó Chủ tịch Hội Người mù quận Đống Đa. Xa nhau là thế nhưng làm vợ chồng gần 20 năm chưa bao giờ hai vợ chồng cãi nhau. Lấy chồng mù nhưng vợ anh cũng không phải hầu chồng lúc nào.

Anh Hoan suy tư: “Mình biết vợ thiệt thòi nhiều, mua bộ quần áo đẹp đợi chồng khen thì hơi khó…”. Vì không nhìn được nên anh chẳng bao giờ khen vợ, “sợ vợ mắng khen đểu” – anh cười khà khà.

Người mù thời 4.0: Ai bảo chỉ có màn đêm? ảnh 5

Khi con cái đã khôn lớn, cuộc sống của một người mù như anh Trần Văn Hoan giờ chỉ loanh quanh công việc và giải trí. Vừa trò chuyện, anh Hoan vừa vào Facebook xem bảng tin, anh kéo thông báo từ trên xuống dưới, tay kéo đến đâu, điệ thoại phát ra tiếng nói hướng dẫn đến đó: “Lưu Hải Yến đã bình luận một bài viết của bạn”, “Hôm nay là sinh nhật Trai họ Vũ”, “Quay lại”, “Vào bảng tin”… Hỏi anh học dùng Facebook có khó khăn lắm không, anh cười, nhanh lắm. Rồi anh gõ máy tính lách cách, thành thạo như người mắt sáng. Duy chỉ có điều đặc biệt người khiếm thị không dùng con chuột, chỉ dùng bàn phím theo sự chỉ dẫn của phần mềm đọc tiếng. Anh Hoan cặm cụi mở mail, tìm tài liệu của Hội Người mù Thành phố gửi đến…

Ngày nào anh Hoan và đồng nghiệp cũng vào facebook, zalo… và đọc báo mạng. Một ngày không có internet chẳng khác nào trói tay trói chân. Anh khẳng định: “Việc gì người mù cũng làm được, chỉ là làm chậm hơn người khác”, bởi người mù bắt buộc phải thích nghi với nhịp sống hiện đại bây giờ. 

TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.