Nguyên liệu:
Cách làm:
Bước 1: Gạo nếp bạn chọn loại ngon, dẻo thơm ngâm với nước ấm và chút muối khoảng 6 tiếng, vớt ra rồi xả sạch với nước lạnh, để ráo nước. Lá cẩm, lá dứa rửa sạch, xay nhuyễn lấy nước cốt màu tím, bỏ bã. Sau đó, nếp được trộn riêng với nước lá cẩm và nước lá dứa. Nếp lá cẩm cho nếp màu tím, nếp trộn lá dứa cho nếp có màu xanh tươi mát, hương thơm nhẹ.
Nêm đường vào hỗn hợp nếp trộn nước lá cẩm/lá dứa cho vị ngọt vừa miệng, xào trên bếp lửa khoảng 1 tiếng đồng hồ cho màu lá cẩm cũng như nước cốt dừa ngấm đầy hột nếp, khi gói để tăng vị béo và rút ngắn thời gian nấu.
Bước 2: Đỗ xanh ngâm khoảng 3 tiếng rồi đồ chín, nghiền nhuyễn với đường cho vừa miệng và lăn mịn tạo thành các khúc hình trụ đường kính khoảng 6-7cm, đường kính nhỏ hơn đường kính của phần nếp cẩm.
Sau khi xào xong nếp cẩm, bạn cho nếp ra trải đều trên mặt phẳng sạch, rồi lăn cho nếp thành hình trụ tròn, đường kính khoảng 8 - 9cm. Hoặc bạn trải đều nếp ra, dùng khuôn hình tròn để cắt thành từng khoanh bánh. Lưu ý, phải để khoanh nếp cẩm thật chắc, các hạt nếp bám thật chắc với nhau thì đến công đoạn trổ chữ mới không bị rời nếp ra.
Bước 3: Phần đỗ xanh bạn cũng xắt thành từng khoanh rồi dùng khuôn chữ để cắt chữ, sao cho khi đặt vào khuôn chữ ở phần nếp cẩm tím thì vừa vặn và không vị vỡ nát.
Để làm được điều này, phần đỗ xanh bạn phải nén cho thật chặt. Sau đó bạn nhấn nhẹ để cho chữ vào khuôn cho thật đẹp này.
Bước 4: Làm tương tự với các chữ cái khác để ghép thành các câu chúc ý nghĩa. Thường người ta sẽ làm các chữ sau cho bánh tét chữ: VẠN SỰ NHƯ Ý, PHÁT LỘC PHÁT TÀI, TẤN TÀI TẤN LỘC, TÂN NIÊN PHÚ QUÝ, CUNG CHÚC TÂN XUÂN, PHÚC-LỘC-THỌ... Mỗi chiếc bánh tét chữ bao gồm các khoanh chữ khác nhau để ghép thành câu chúc. Vì vậy, với cách làm từng khoanh chữ như trên, bạn hãy làm với các chữ cái khác nhé!
Bước 5: Sau đó, với phần nếp lá dứa đã xào trước đó, bạn dàn đều ra phần lá chuối để gói bánh tét. Lá chuối rửa sạch, lau khô. Xếp ngay ngắn từng khoanh bánh tét lên phần nếp lá dứa. Lưu ý, bạn xếp lần lượt từ chữ cái đầu tiên trong câu chúc nhé! Ví dụ chữ Phát Lộc thì bạn xếp chữ P trước, sau đó đến chữ H, A, T...
Bước 6: Sau đó, bạn cuộn lại toàn bộ phần nếp cẩm bằng dải nếp lá dứa bên ngoài, cuộn tròn để bọc kín lại phần nhân chữ rồi gói bánh tét lại!
Bạn gói tròn lại rồi dùng lạt dây gói bánh tét từ thân chuối tươi cùng với lá chuối được róc, phơi sẵn và lau khô để tạo độ dẻo dai khi gói bánh, bánh tét được gói bằng dây lạt có ưu điểm là khi nấu chín, nếp nở ra, dây lạt cũng nở theo đòn bánh, từng khoanh bánh sẽ đều và rất đẹp mắt.
Nếu cẩn thận hơn nữa, bạn áng chừng độ dày của các khoanh bánh để cột lạt đánh dấu trên đòn bánh.
Bước 7: Xong phần gói bánh tét chữ rồi. Giờ đến phần luộc bánh bánh tét chữ nhé!Cho lá chuối dư xuống đáy nồi, xếp bánh tét đã gói xong cho vào nồi, đổ nước ngập bánh, đun lửa nấu liên tục. Thường người dân hay dùng củi khô và to để nấu bánh. Bánh được nấu trong khoảng 8 giờ với lửa thật to. Khi nước cạn dần, bạn có thể thêm vào cho đầy nồi bánh. Tùy theo số lượng bánh nhiều hay ít, sẽ nấu bánh lâu hay mau.
Bánh tét chữ chín, vớt bánh ra cho ráo nước. Treo bánh tét chữ vào nơi thoáng sẽ để được bánh trong thời gian lâu hơn.
Thành phẩm:
Vậy là mẻ bánh tét chữ của chúng ta đã hoàn thành rồi đấy! Cách làm bánh tét chữ không khó nhưng khá cầu kì và mất thời gian, bù lại bạn không chỉ có món bánh tét thơm ngon truyền thống của người miền Nam, mà còn có cả một tác phẩm nghệ thuật ý nghĩa để đón Tết nữa. Khi cắt bánh, bạn cắt bỏ mỗi đầu bánh khoảng 1cm rồi mới cắt từng khoanh bánh. Chọn dao sắc, mỏng, cắt mỗi khoanh từ trái qua phải với độ dày theo độ dày khoanh bánh bạn đã gói nhé!
Bánh tét chữ khi thành phẩm có hình thức bắt mắt, bánh mịn màng phẳng đẹp, nếp dẻo ngọt và thơm. Bánh tét chữ là cả một sự độc đáo, tinh tế trong từng đòn bánh, mỗi khoanh bánh tét là một chữ cái riêng, một cặp bánh tét sẽ là một bộ chữ chúc Xuân sẽ là món quà đầy ý nghĩa để bạn gửi tới những người thân yêu và dâng cúng tổ tiên trong ngày Tết.
Chúc bạn thành công với món bánh tét chữ này nhé!