Chây ì nộp phạt hành chính, 2 hành khách bị đề nghị cấm bay

(Ngày Nay) - Ngành hàng không đang đau đầu với các trường hợp hành khách vi phạm nhưng không biết khách cư trú ở đâu hoặc chây ì không chịu nộp phạt, buộc phải cấm bay.
 
 
Chây ì nộp phạt hành chính, 2 hành khách bị đề nghị cấm bay

Tin từ Cảng vụ Hàng không miền Bắc cho biết cơ quan này vừa đề xuất Cục Hàng không Việt Nam ra quyết định cấm vận chuyển có thời hạn bằng đường hàng không đối với 2 hành khách. Lý do là khách chây ì không chịu nộp phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, hành khách Lại Thị Mộng Thu (32 tuổi, trú tại Đồng Nai) cuối năm 2016 đã dùng giấy tờ giả mạo mang tên người khác cư trú tại Trà Vinh để lên chuyến bay VJ177 từ Hà Nội đi TP.HCM nhưng bị lực lượng an ninh hàng không phát hiện. Cảng vụ đã yêu cầu hãng hàng không cắt bay, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng do lỗi vi phạm “vào khu vực cách ly, lên máy bay bằng giấy tờ tuỳ thân của người khác”.

Tuy nhiên, quá thời hạn 10 ngày, bà Thu vẫn chưa nộp phạt. Liên hệ với chính quyền tại nơi bà Thu đăng ký thường trú theo giấy tờ tuỳ thân, các cơ quan chức năng đều không xác định được bà đang ở đâu. Trong quá trình đôn đốc bà Thu chấp hành quyết định xử phạt, Cảng vụ Hàng không miền Bắc vẫn không thể liên lạc được với bà.

Trường hợp thứ hai, hành khách vi phạm là ông Nguyễn Trọng Dũng (24 tuổi, quê ở Quảng Xương, TP Thanh Hoá; thường trú tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội).

Ông Dũng đã có hành vi trèo qua hệ thống hàng rào bảo đảm an ninh hàng không và đi vào khu vực sân đỗ máy bay tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài, xâm nhập trái phép vào khu vực cấm. Khi cơ quan chức năng lập biên bản, ông Dũng cho biết không có đủ tiền mặt để nộp phạt. Đến nay, đã quá thời gian nộp phạt 10 ngày, đại diện Cảng vụ đã nhiều lần liên lạc để thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành nhưng vẫn không có hiệu quả.

Theo quy định, các cá nhân nói trên có thể bị xem xét đưa vào danh sách cấm bay có thời hạn. Quyết định cấm bay sẽ có hiệu lực trong cả nước, khách không thể sử dụng dịch vụ của bất cứ hãng hàng không nào có chuyến bay đến/đi từ Việt Nam.

Theo Người Lao Động

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.