Chi cả trăm tỉ, tàu vẫn có mùi

(Ngày Nay) - Các buồng vệ sinh tàu hỏa dù đã lắp đặt thiết bị xử lý chất thải ngăn mùi hôi nhưng tàu hỏa vẫn bốc mùi nồng nặc.
Việc bảo đảm vệ sinh trên tàu hỏa vẫn còn nhiều hạn chế
Việc bảo đảm vệ sinh trên tàu hỏa vẫn còn nhiều hạn chế

Với số vốn hơn 168,5 tỉ đồng, dự án lắp đặt thiết bị xử lý chất thải sinh hoạt trên các toa xe khách khởi công ngày 26/6/2014 và hoàn thành ngày 5/11/2015, do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư.

Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, đơn vị tiếp nhận các thiết bị là Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty CP Vận tải Đường sắt Sài Gòn đã phải xin thay bởi không hiệu quả.

Nghiêm trọng là thiết bị Chodai bởi có nhiều nhược điểm là thường xuyên bốc mùi hôi thối, ngập nước trong thùng chứa, hoạt động không ổn định... Cấu tạo của thiết bị này cũng gây hạn chế cho hành khách sử dụng như đối tượng là người nước ngoài bởi chiều cao thấp hoặc trẻ em do miệng bệ ngồi quá rộng... Đặc biệt, loại bồn cầu sử dụng thiết bị Chodai có đặc điểm là không dùng nước nhưng do thói quen của nhiều hành khách vẫn dội nước vào khi vệ sinh xong, dễ gây cháy mô-tơ ở phía dưới. Ngược lại, thiết bị này còn có nhiều hạn chế là nếu quá khô cũng có thể gây cháy, còn ẩm ướt lại khó phân hủy các chất thải...

Theo Công ty CP Vận tải Đường sắt Sài Gòn, dù đã thực hiện nhiều biện pháp khắc phục nhưng thiết bị Chodai vẫn phát sinh mùi hôi, gây bực bội cho hành khách đi tàu. Thậm chí, nhiều trường hợp nhân viên tàu phải đóng cửa buồng vệ sinh, không cho sử dụng nhằm hạn chế mùi hôi thối bốc lên. Tình trạng này cũng tương tự với các toa tàu của Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội lắp đặt thiết bị Chodai.

Những vấn đề trên làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ khách và đã có nhiều hành khách phản ứng, không hài lòng. Nhiều trường hợp, Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn phải báo cho đơn vị cung cấp thiết bị đến sửa chữa, khắc phục (do đang trong thời gian bảo hành) nhưng rồi vẫn đâu vào đó.

Trong khi đó, dù ít hơn nhưng thiết bị còn lại của dự án là Petech trên các toa xe cũng xảy ra nhiều sự cố như bốc mùi, hỏng bộ cảm biến, hao nước... Hiện những thiết bị có sự cố đang được Công ty CP Khoa học Công nghệ Petech khắc phục.

Công ty CP Vận tải Đường sắt Sài Gòn có văn bản đề nghị Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho tháo bỏ toàn bộ thiết bị vệ sinh tự hoại Chodai đang lắp đặt ở tất cả toa tàu khách do công ty quản lý, thay thế bằng thiết bị khác phù hợp từ tháng 2/2017.

Riêng thiết bị vệ sinh Biofast 3G, đơn vị này phối hợp Công ty CP Khoa học Công nghệ Petech khảo sát, thiết kế và lắp đặt thay thế ở một số toa xe.

Tại một cuộc họp ngày 9/8, lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã có kết luận về thiết bị Chodai trên các toa xe của Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội. Theo đó phải xem xét lại từng toa để có phương án cải tạo những toa vận dụng nhiều, mang lại hiệu quả. Đồng thời, đơn vị này vẫn phải tiếp tục quản lý, sử dụng tài sản để sẵn sàng tiếp nhận đưa vào sổ sách khi có chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. Trước mắt, biện pháp đưa ra là ban đầu máy toa xe chủ trì phối hợp với Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội, Công ty Chodai Co,. Ltd khảo sát cụ thể từng toa để đưa ra giải pháp khắc phục, trong đó có thể chọn cụ thể một số buồng vệ sinh để xử lý mùi hôi, đánh giá kết quả.

Với Công ty CP Vận tải Đường sắt Sài Gòn, đề xuất thay thiết bị vệ sinh tự hoại Chodai cũng chưa được chấp thuận và hiện thiết bị này vẫn còn là tài sản của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Một cán bộ ngành đường sắt cho biết hiện phía Công ty Chodai Co,. Ltd đang tiếp tục nghiên cứu, có đánh giá cụ thể về thiết bị trên, bao gồm thiết kế, mức độ không ngăn được mùi... để có phương án khắc phục.

Một tiếp viên thuộc ngành đường sắt nói thiết bị Chodai dùng công nghệ xử lý chất thải dạng khô, không dùng nước nhưng phía dưới lại không có phần nắp ngăn, khiến mùi hôi liên tục bốc ngược lên. Trước phản ứng của nhiều khách đi tàu, đơn vị quản lý đành phải tháo thiết bị này thay bằng loại khác hoặc các thiết bị vốn đang sử dụng hiện nay là Petech và Microphor.

Tổng hợp

Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.