"Chiến tranh" gia tộc ở tòa vì khối tài sản kếch xù của bà bán bún

"Chúng tôi giao bà Phát quản lý kinh doanh chứ không phải là tài sản riêng của bà Phát. Do đó, Huệ Lan chiếm hữu các tài sản và các chứng từ liên quan đến các tài sản do bà Phát để lại là không đúng"
"Chiến tranh" gia tộc ở tòa vì khối tài sản kếch xù của bà bán bún

Sau gần ba tuần tạm hoãn, dự kiến chiều 16/7, TAND TP HCM sẽ xét xử vụ kiện của ông Hà Xuân (sống tại Mỹ) đòi 90.000 euro trong số tài sản được cho là trị giá cả nghìn tỷ đồng của người chị gái Thạch Kim Phát, hiện do cô con nuôi duy nhất của bà là Thạch Hà Huệ Lan nắm giữ.

Trong đơn kiện, ông Xuân cho rằng trước đây gửi bà Phát giữ hộ 90.000 euro tại ngân hàng ở Việt Nam để sau này về quê dưỡng già. Tuy nhiên, ngày 10/3/2011, bà Phát đột tử, người thừa kế di sản là Lan. Ông Xuân khẳng định, cô Lan sau đó cam kết trả lại số tiền cho ông sau khi chính thức nhận di sản thừa kế. Nhưng khi làm thủ tục nhận thừa kế khối tài sản kếch xù, Lan không thực hiện cam kết nên ông kiện ra tòa.

"Chiến tranh" gia tộc ở tòa vì khối tài sản kếch xù của bà bán bún - anh 1

Khu nhà và đất rộng cả nghìn m2 được các anh em của bà Phát cho rằng là tài sản chung của gia tộc.

Ngoài ra, các anh em khác của bà Phát cũng đồng đứng tên trong đơn kiện gửi TAND TP HCM, đòi lại toàn bộ số tài sản do bà Phát để lại hiện do Lan chiếm giữ gồm: tiền mặt, các sổ và thẻ tiết kiệm tiền gửi tại ngân hàng, vàng nữ trang và các bất động sản đã được thể hiện trên các vi bằng đã được Thừa phát lại Bình Thạnh lập vào năm 2011.

Những tài sản này được họ tạm tính 200 tỷ đồng vì giá trị thực của những bất động sản, kim cương... có thể lên đến cả nghìn tỷ đồng. Do các anh em của bà Phát đa phần sống ở nước ngoài nên đã ủy quyền cho ông Thạch Vũ Phương (em trai bà Phát) sống tại TP HCM tham gia tố tụng.

Trong đơn kiện, ông Phương trình bày bố mẹ ông có 7 người con và trước năm 1975 cả gia đình chung sống tại căn nhà 110/1 đường Tô Hiệu, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú (TP HCM). Sau giải phóng, một số người ra nước ngoài, những người còn cùng làm chung nghề sản xuất bún gia truyền và lấy căn nhà này làm cơ sở.

Do bà Phát sống độc thân nên sau khi mẹ mất (1987) gia đình ông Phương thống nhất ủy quyền lại cho bà Phát đứng ra tiếp quản nhà đất với diện tích hơn 3.000 m2 và toàn bộ cơ sở sản xuất để tiếp tục quản lý và kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, thu nhập có được, anh em bà Phát thống nhất mua thêm nhà đất để mở rộng sản xuất và cho thuê. Một số người ở nước ngoài cũng nhiều lần gửi tiền về để bà Phát gửi tiết kiệm, mua đất, cất nhà xưởng.

Khi bà Phát mất đột ngột, gia tộc kiểm kê tài sản và mang gửi lại ngân hàng để xử lý sau. Mọi người thống nhất giao cho ông và con gái nuôi hợp pháp của bà Phát đồng đứng ra quản lý số tài sản đã được kiểm kê. Việc họp gia tộc được Thừa phát lại lập vi bằng. Ông Phương cùng người cháu nuôi đã mang toàn bộ tiền mặt, vàng, sổ sách, thẻ tiết kiệm, giấy tờ nhà đất gửi tại Ngân hàng Sacombank.

Tuy nhiên, ngày 30/5/2012, phía ngân hàng đã đơn phương giao lại toàn bộ tài sản và các chứng từ cho Lan. Sau đó Lan đến rút tiền nhưng phía ngân hàng thông báo chưa giải quyết.

"Cha mẹ chúng tôi chết trước bà Phát và bà Phát sống độc thân không có con. Do đó, chúng tôi là những người thừa kế thuộc hàng thứ 2, có quyền quản lý và thừa hưởng di sản thừa kế theo quy định", ông Phương khẳng định trong đơn kiện đồng thời cho rằng số tài sản mang tên bà Phát và các tài sản bà Phát gửi tại ngân hàng là chung của gia đình ông.

"Chúng tôi giao bà Phát quản lý kinh doanh chứ không phải là tài sản riêng của bà Phát. Do đó, Huệ Lan chiếm hữu các tài sản và các chứng từ liên quan đến các tài sản do bà Phát để lại là không đúng", em trai bà Phát nêu quan điểm.

Cũng liên quan đến vụ tranh chấp khối tài sản này, theo người thân của gia đình ông Phương hiện còn một vụ kiện do người em khác của bà Phát kiện đòi cô cháu nuôi trả lại 100.000 USD.

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.