Chữ nổi Braille: 'Ngọn lửa Prometeus' của người mù

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày Chữ nổi Thế giới (4/1) được tổ chức để vinh danh Louis Braille, người phát minh ra hệ thống kí hiệu đọc và viết bằng chữ nổi. Giống như ngọn lửa mà thần Prometeus ban phát cho nhân loại, hệ thống chữ nổi của Braille đã mở ra thế giới ngôn từ, văn chương và âm nhạc cho người mù.
Chữ nổi Braille: 'Ngọn lửa Prometeus' của người mù

Lần ngược lịch sử chữ nổi

Năm 1812, cậu bé 3 tuổi Louis Braille, con trai một người thợ mộc, bị dùi đâm vào mắt trái, vết thương bị nhiễm trùng và lây sang mắt phải, khiến Braille bị mù hoàn toàn.

Năm 10 tuổi, Braille được nhận vào học tại một trong những trường khiếm thị đầu tiên trên thế giới, Viện Hoàng gia dành cho Thanh thiếu niên mù ở Paris. Dù thị lực hạn chế, nhưng Braille khiến mọi người ngưỡng mộ về khả năng học tập và được các thầy giáo giao trách nhiệm kèm cặp các bạn đồng trang lứa.

Vào thời điểm đó, hệ thống duy nhất được sử dụng để dạy cho học sinh mù đọc sách là hệ thống chữ được phát triển bởi Valentin Hauy, người sáng lập ra ngôi trường nơi Braille theo học.

Hệ thống của Hauy có hình dạng của các ký tự đánh máy trên giấy ướt, tạo ra các chữ cái với độ nổi cao có thể cảm nhận được bằng các ngón tay và nhận dạng được. Vì kích thước lớn của chữ cái nên những cuốn sách chứa nhiều rất nhiều trang, cồng kềnh và chỉ có thể chứa một số lượng từ hạn chế. Học sinh cũng không thể tự sao chép các chữ cái nếu họ muốn viết.

Năm 1821, Louis Braille biết đến một hệ thống liên lạc cho quân đội vào ban đêm do đại úy Charles Barbier nghĩ ra. Nhận thức được tiềm năng của phát minh mình tạo ra trong việc giúp người mù đọc và viết, Barbier đã viết thư cho Viện Hoàng gia để giới thiệu phương pháp của mình.

Chữ nổi Braille: 'Ngọn lửa Prometeus' của người mù ảnh 1

Louis Braille - cha đẻ của hệ thống chữ nổi mang tên mình.

Phương pháp giao tiếp của của Barbier là một đoạn mã có 12 chấm trong 2 cột, được in thành một tờ giấy dày và có thể giải nghĩa bằng cảm nhận bằng tay. Dù vậy, hệ thống của Barbier tồn tại không ít hạn chế đối với người mù. Nó ngăn cản việc đánh vần chính xác các từ, cũng như thiếu dấu câu hoặc ký hiệu dùng trong toán học hoặc âm nhạc. Quan trọng nhất, kích thước của các ô và số lượng chấm khiến việc đọc trở thành một quá trình tốn nhiều công sức.

Tuy nhiên, phát minh của Barbier đã truyền cảm hứng cho cậu học trò 12 tuổi Louis Braille tiếp tục mày mò và tạo ra một bộ công cụ đọc của riêng mình. Bộ chữ nổi của Braille sau đó được rút ngắn từ 12 chấm xuống chỉ còn 6, các chấm này được sắp xếp một trong khung hình chữ nhật gồm 2 cột và 3 dòng. Tập hợp các chấm nổi/chìm trong 6 vị trí sẽ tạo ra một bộ 64 mẫu chấm hoặc ký tự khác nhau.

Phiên bản đầu tiên của chữ Braille sử dụng cả dấu chấm và dấu gạch ngang. Braille sau đó đã xuất bản hệ thống chữ nổi của mình vào năm 1829, và đến lần xuất bản thứ hai vào năm 1837, ông đã loại bỏ các dấu gạch ngang vì chúng quá khó đọc.

Là nhạc công organ tài năng, Braille cải tiến phát minh của mình để bao gồm các nốt nhạc với mong muốn hệ thống chữ nổi "đủ linh hoạt để đáp ứng các yêu cầu độc đáo của bất kỳ nhạc cụ nào".

Mặc dù công trình của Braille được các học trò ngưỡng mộ và kính trọng, hệ thống chữ viết của ông đã không được dạy tại Viện Hoàng gia trong suốt những năm ông sống. Thậm chí hiệu trưởng Alexandre René Pignier của Viện Hoàng gia đã bị cách chức sau khi ông cho giáo viên dạy học sinh bằng một cuốn sách lịch sử in chữ nổi Braille.

Còn với Braille, giống như nhiều thiên tài thời đó, có một cuộc đời tài hoa nhưng bị bệnh tật đeo bám. Ông đã phải chung sống với căn bệnh lao trong suốt 16 năm. Đến năm 40 tuổi, Braille từ bỏ nghề giáo viên và qua đời vào năm 1852, chỉ hai ngày sau sinh nhật tuổi 43 của mình.

Các học sinh của Braille sau đó đã không ngừng đấu tranh để bảo vệ phát minh của người thầy quá cố. Hệ thống chữ nổi Braille cuối cùng được Viện Hoàng gia chấp nhận vào năm 1854, hai năm sau khi ông qua đời. Hệ thống này lan rộng khắp cộng đồng các nước nói tiếng Pháp và chỉ được cộng đồng nói tiếng Anh công nhận vào năm 1932.

Di sản trường tồn

Trong cuốn “Tình trạng thay đổi của người mù” xuất bản năm 1975, tác giả Berthold Lowenfeld – người dành cả sự nghiệp để giáo dục người mù, có viết: “Bất chấp sự xuất hiện của những người đàn ông (hay đàn bà) mù nổi bật và những người mù khác có thể có cuộc sống thoải mái nhờ sự giàu có của gia đình, phần lớn người mù buộc phải sống bằng cách ăn xin.”

Đúng như nhận định của Lowenfeld, người mù sẽ mãi mãi chìm trong bóng tối nếu không được giáo dục. Bằng cách học chữ nổi Braille, người mù biết đọc chữ và được tiếp cận với một nền tảng giáo dục đàng hoàng.

Hệ thống chữ nổi Braille cũng giúp người mù có thể trở thành giáo viên dạy cho chính người mù. Sự ra đời của chữ nổi Braille không chỉ cách mạng hóa giáo dục cho người mù mà nó còn cho phép họ giao tiếp với nhau mà không cần sự can thiệp của người sáng mắt.

Gần hai thế kỷ sau khi Braille tạo ra hệ thống chữ nổi, thế giới vẫn không ngừng cải tiến phát minh của ông. Theo thời gian, đã có một số sửa đổi đối với hệ thống chữ nổi Braille, đặc biệt là việc bổ sung các dấu rút gọn đại diện cho các nhóm chữ cái hoặc toàn bộ từ xuất hiện thường xuyên trong một ngôn ngữ. Việc sử dụng dấu rút gọn cho phép đọc chữ nổi Braille nhanh hơn và giúp giảm kích thước của sách chữ nổi.

Hiện chữ nổi Braille đã trải qua ba phiên bản cải cách, lần gần nhất vào năm 2013, và đang được sử dụng ở hơn 140 quốc gia.

Công nghệ phát triển cũng giúp nhân loại tạo ra các biến thể mới cho phát minh của Braille, bao gồm máy tính chữ nổi, dịch vụ gửi email RoboBraille, hay hệ thống toàn diện cho ký hiệu toán học và khoa học Nemeth Braille,…

Chữ nổi Braille: 'Ngọn lửa Prometeus' của người mù ảnh 2

Bàn phím máy tính tích hợp chữ nổi Braille.

Năm 2018, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chính thức chỉ định Ngày Chữ nổi thế giới (4/1 – ngày sinh của Louis Braille) là ngày nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chữ nổi Braille như một phương tiện giao tiếp nhằm thực hiện đầy đủ quyền con người cho những người mù hoặc một phần thị lực.

Theo Hiệp hội Người mù Thế giới, chữ nổi Braille “rất cần thiết cho việc xóa mù chữ và học tập suốt đời của người mù, là công cụ đem lại quyền tự do ngôn luận và quan điểm của họ, cũng như hòa nhập xã hội.”

Tưởng nhớ về di sản mà Louis Braille đóng góp cho nhân loại, nhà thơ nổi tiếng người Anh T.S. Eliot đã viết: "Có lẽ vinh dự lâu dài nhất đối với ký ức về Louis Braille là vinh dự nửa tỉnh nửa mê mà chúng ta trả cho ông ấy bằng cách đặt tên của ông vào bộ chữ viết do ông phát minh ra. Chúng ta tôn vinh Braille khi chúng ta nói về chữ nổi. Bằng cách này, ký ức về ông ấy sẽ sâu đậm hơn nhiều so với ký ức về nhiều người nổi tiếng hơn vào thời của họ."

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.