Chủ tịch Hội đồng châu Âu đề xuất tăng biện pháp giải quyết khủng hoảng năng lượng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 16/9, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho rằng Liên minh châu Âu (EU) cần tìm các cách thức mới ngoài các kế hoạch hiện tại để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng và đảm bảo người dân có khả năng thanh toán hóa đơn năng lượng.
Công nhân điều chỉnh hệ thống nước của cơ sở lọc dầu Duna ở thị trấn Szazhalombatta (Hungary). Ảnh: AFP
Công nhân điều chỉnh hệ thống nước của cơ sở lọc dầu Duna ở thị trấn Szazhalombatta (Hungary). Ảnh: AFP

Phát biểu với các phóng viên khi đề cập kế hoạch của EU trong việc giảm giá năng lượng cho người dân và doanh nghiệp của khối, ông Michel cho rằng những đề xuất trước đó của EU đều tốt, song cần nhiều hơn nữa. Theo ông Michel, EU cần thảo luận lại cơ chế định giá nhiên liệu hay điện.

Hiện các quốc gia thành viên EU đang đối mặt với bài toán khó về năng lượng khi mùa Đông đến gần.

Ban lãnh đạo EU đã đề xuất giới hạn mức trần doanh thu của các công ty sản xuất điện từ các nguồn chi phí thấp và buộc các công ty sử dụng nhiên liệu hóa thạch phải chia sẻ lợi nhuận có được nhờ giá năng lượng tăng cao. EU dự kiến thu được 140 tỷ euro từ biện pháp này để hỗ trợ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo EU cũng đề xuất giới hạn mức trần giá bán năng lượng và thiết lập mức giá chuẩn cho khí đốt. Dự kiến, Bộ trưởng Năng lượng các nước EU sẽ thảo luận các đề xuất trên vào ngày 30/9 tới trước khi lãnh đạo 27 quốc gia thành viên EU nhóm họp 1 tuần sau đó về vấn đề này.

Ông Michel nhấn mạnh EU cần cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng cũng như đa dạng hóa nguồn cung. Mới đây, ông Michel đã thảo luận việc mua khí đốt với các đối tác như Algeria, Qatar, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Mặc dù không có thỏa thuận cụ thể nào, song ông Michel cho biết có nhiều tiềm năng hợp tác như tăng nguồn cung năng lượng từ Algeria, Tây Ban Nha; EU đầu tư nâng cấp các đường ống khí đốt giữa Algeria và Italy. Ngoài ra, Saudi Arabia đã đề nghị EU đầu tư vào các dự án phát triển hydro xanh của nước này, trong khi UAE đề xuất EU đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.