Chủ tịch nước: 'Chính quyền biết lắng nghe đã không có vụ Đồng Tâm'

(Ngày Nay) - Theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nếu chính quyền địa phương biết lắng nghe dân, tìm hiểu ngọn nguồn sự việc, tạo được sự đồng thuận thì chắc chắn vụ việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức không xảy ra.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1, 3 và 4.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1, 3 và 4.

Chiều 26/4, tiếp xúc cử tri các quận trung tâm thành phố, Chủ tịch nước Trần Đại Quang (Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM) nói rằng, tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai tương tự như người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đang xảy ra ở nhiều tỉnh thành.

"Đây là vấn đề phức tạp, Nhà nước cũng như các tỉnh thành đều hết sức quan tâm giải quyết. Chúng tôi đã chỉ đạo TP Hà Nội rút kinh nghiệm toàn diện sau vụ Mỹ Đức; từ nguyên nhân, quá trình xử lý và bài học rút ra", ông nói.

Theo người đứng đầu Nhà nước, vấn đề quan trọng là phải nắm chắc tình hình, tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao xảy ra vụ việc. Từ đó đề xuất các giải pháp xử lý hiệu quả, có tình, có lý. Chính quyền phải biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, đồng thời giải thích cho mọi người hiểu chủ trương, chính sách, quyết định của nhà nước để có sự đồng thuận.

"Nói tóm lại là giữ nghiêm kỷ cương phép nước nhưng phải mở rộng dân chủ, lắng nghe dân, tìm hiểu ngọn nguồn sự việc. Tạo được sự đồng thuận trong dân thì chắc chắn vụ việc này đã không xảy ra", Chủ tịch nước nói nhưng cũng bày tỏ không đồng tình hành vi gây áp lực bằng cách giữ cán bộ "vì như thế là không hay".

Trước đó, nêu ý kiến chất vấn, ông Nguyễn Hữu Châu (quận 3) cho rằng, vụ việc ở Đồng Tâm nếu người dân không có phản kháng gay gắt, Chủ tịch Hà Nội không trực tiếp xuống đối thoại thì không biết bao giờ tiếng nói của dân mới đến tai lãnh đạo TP Hà Nội.

"Từ các vụ việc như Formosa, Thép Cà Ná rồi Đồng Tâm đòi hỏi Quốc Hội phải tăng cường giám sát. Đặc biệt là các dự án lợi dụng danh nghĩa Quốc phòng nhưng không công khai minh bạch", ông Châu nói.

Cùng quan điểm, ông Lê Thanh Tùng (cử tri quận 3) bày tỏ, để xảy ra sự việc 38 cán bộ công an bị người dân giam giữ ở Đồng Tâm thực sự rất đáng tiếc. "Quốc Hội cần họp bàn, đánh giá tình hình thực tế để rút ra bài học kinh nghiệm tránh như vụ vừa rồi, rất không hay", ông Tùng nêu quan điểm.

Trong khi đó, ông Lê Minh Số (cử tri quận 1) cho rằng, hiện nước ta có quá nhiều luật nhưng chưa đủ, cần xem xét cái nào cần làm trước, cái nào sau. "Chúng tôi mong có luật biểu tình từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Đề nghị Quốc Hội sớm đưa vào dự án luật, xây dựng luật biểu tình để quản lý chứ không bùng nhùng như thời gian qua", ông Số nói.

Theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, dự luật này đã được giao các cơ quan chức năng soạn thảo. Tuy nhiên, đây là một luật lớn, liên quan nhiều vấn đề nhạy cảm, nước ta chưa có kinh nghiệm. Vì vậy, dù cơ quan soạn thảo đã tích cực thực hiện nhưng chưa đủ điều kiện để trình Quốc Hội thông qua.

"Hiện Quốc Hội đã chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu, để sớm thông qua trong những kỳ họp tiếp theo. Dù rất quan tâm, nhưng do luật biểu tình có tính chất rất quan trọng nên cần thời gian để chuẩn bị, tham khảo kinh nghiệm trong và ngoài nước cũng như ý kiến nhân dân để hoàn thiện dự dự thảo luật này", Chủ tịch nước nói.

Chủ tịch nước cũng cho hay, Bộ Luật đất đai sắp tới cũng được xem xét để sửa đổi. Đây cũng là luật rất quan trọng và hiện có nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi pháp luật như tranh chấp, khiếu kiện… vì vậy thực tế yêu cầu là phải sớm được sửa đổi, bổ sung.

Trước lo ngại của cử tri TP HCM về vấn đề các dự án làm ô nhiễm môi trường, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định "không đánh đổi môi trường bằng mọi giá". "Các dự án đều phải được đánh giá tác động môi trường một cách toàn diện, chỉ khi nào chắc chắn không gây ảnh hưởng xấu mới được phép triển khai", ông khẳng định.

Theo Tuổi trẻ

Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.