Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến Thụy Sĩ tham dự IPU-138

(Ngày Nay) - Đúng 7.10’ ngày 24/3 (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Geneva, Thụy Sĩ để tham dự Đại hội đồng lần thứ 138 Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-138) và các hội nghị liên quan theo lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới Gabriela Cuevas Barron.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến sân bay Geneva, bắt đầu chuyến tham dự Đại hội đồng IPU - 132. Ảnh ĐBND
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến sân bay Geneva, bắt đầu chuyến tham dự Đại hội đồng IPU - 132. Ảnh ĐBND

Đón và chào mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn tại Geneva có Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva Dương Chí Dũng, Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sĩ Phạm Hải Bằng, đông đảo cán bộ Phái đoàn, Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sĩ.

Đại hội đồng lần thứ 138 Liên minh Nghị viện Thế giới khai mạc ngày 25/3. Chủ đề chung của IPU-138 là “Giải pháp chính sách nhằm tăng cường cơ chế toàn cầu về người di cư và tị nạn”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự kiến sẽ phát biểu tại phiên họp toàn thể của Đại hội đồng.

Các thành viên trong đoàn gồm nhiều Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu là lãnh đạo một số bộ, ngành, một số tỉnh thành cũng sẽ có nhiều hoạt động cụ thể đóng góp vào hoạt động chung của Đại hội đồng.

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến Thụy Sĩ tham dự IPU-138 ảnh 1 Cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và Phái đoàn Việt Nam tại Geneva đón Chủ tịch Quốc hội tại sân bay Geneva. Ảnh ĐBND

Được thành lập năm 1889 tại Paris (Pháp), Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) là tổ chức quốc tế tập hợp Nghị viện các quốc gia có chủ quyền. Với 178 thành viên, 10 thành viên liên kết và đang tiếp tục mở rộng, IPU là trung tâm hoạt động ngoại giao Nghị viện khắp thế giới vì hòa bình, hợp tác giữa các dân tộc. Hoạt động trên cơ sở Điều lệ chung, IPU Quy định hoạt động của Hội đồng điều hành, Ban Chấp hành, Đại hội đồng, các Ủy ban thường trực và quy định về tài chính.

Mục tiêu chính của IPU gồm thúc đẩy giao lưu, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa các Nghị viện và nghị sỹ các nước; tham vấn, thể hiện quan điểm về các vấn đề liên quan tới lợi ích quốc tế nhằm đề xuất hành động cho các nghị viện và nghị sỹ.

Tại Kỳ họp Đại hội đồng IPU tháng 10/2007 (tại Geneva, Thụy Sĩ), lần đầu tiên đại diện của Quốc hội Việt Nam được Đại hội đồng tín nhiệm bầu vào Ban Chấp hành - cơ quan lãnh đạo cao nhất của IPU. Năm 2009, đại diện của Quốc hội Việt Nam giữ vị trí Phó Chủ tịch IPU.

Trên cương vị này, Quốc hội Việt Nam đã có điều kiện đóng góp trực tiếp, thiết thực hơn vào hoạt động của IPU, qua đó giới thiệu về Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước…/.

Theo TTXVN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.