Cô giáo quân đội dạy viết chữ đẹp như học Toán

(Ngày Nay) - Không tốt nghiệp sư phạm, cũng không có ý định theo đuổi nghề giáo, nhưng rất tình cờ, Bùi Hải Thanh (ngõ 188, phố Quán Thánh, Hà Nội) trở thành cô giáo luyện viết chữ đẹp nhờ tài viết chữ mềm mại như thư pháp của mình. Ai cần học hỏi Thanh đều sẵn sàng dạy. Với cô giáo “quân đội” Bùi Hải Thanh, muốn luyện chữ đẹp phải biết viết chữ theo tỉ lệ “đo ni” tỉ mỉ giống hệt học Toán. 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Con nhà lính, tính nhà… thư pháp

Là cán bộ công tác tại điện ảnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, nghề dạy luyện viết chữ đẹp là nghề “tay trái’ của Bùi Hải Thanh nên muốn “truyền nghề” cho mọi người, Thanh phải dạy buổi tối. Đều đặn hằng tối, trong căn nhà nhỏ ngõ 188 đường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội, cô giáo Hải Thanh lại miệt mài, say sưa cầm tay uốn nắn chữ cho mọi người đến học.

Cái duyên đến với nghề giáo của Thanh khá tình cờ và đơn giản. Thanh sinh ra trong một gia đình có bố mẹ là cán bộ ngành quân đội. Bố Thanh viết chữ rất đẹp và thường xuyên viết bằng khen cho đơn vị. Hồi còn nhỏ, cô bé Bùi Hải Thanh đã được thừa hưởng khả năng viết chữ đẹp bẩm sinh từ bố.

Ngày bắt đầu đi học, Thanh trực tiếp được bố cầm tay, hướng dẫn cẩn thận, tỉ mỉ để viết chữ sao cho thật đẹp. Cũng từ đó, Thanh đã “phải lòng” sự mềm mại, uyển chuyển của những nét chữ thanh thoát. Những buổi luyện chữ với bố, những lời dạy của bố “ngấm” vào người con gái, giúp Thanh nhận ra bí quyết viết chữ đẹp gia truyền của gia đình. Thanh bảo: “Viết chữ đẹp không quá khó nếu học được phương pháp”. Thanh tự phân chia công thức tỷ lệ giống như trong Toán học và áp dụng vào chữ viết. Khi đã hiểu và nắm bắt được những công thức chung cho các con chữ, Thanh cứ thế áp dụng theo công thức rồi chịu khó rèn luyện, uốn nắn, “có công mài sắt có ngày nên kim”.

Cô giáo quân đội dạy viết chữ đẹp như học Toán ảnh 1Cô giáo Bùi Hải Thanh 

Trở thành thiếu nữ, Thanh đi theo truyền thống gia đình, đó là “đầu quân” vào ngành quân đội. Thế nhưng, Thanh vẫn duy trì cho mình thói quen rèn nét chữ mỗi ngày. Môi trường nghiêm khắc quân đội không làm nét chữ khô cứng đi. Ngược lại, theo thời gian, nét chữ của Thanh dường như “phiêu” hơn, tự tin hơn khi làm chủ ngòi bút.

Một lần tình cờ, người quen của Thanh nhìn thấy nét chữ nắn nót của chị đã thích mê và bày tỏ mong muốn chị giúp đỡ con họ rèn viết chữ đẹp, Thanh đồng ý luôn. Niềm say mê luyện chữ được truyền lại cho đứa trẻ, các bài tập chính tả của nó ngày một nắn nót, đẹp đẽ hơn. Chị nhận được nhiều phản hồi khen ngợi tích cực từ phía phụ huynh.

Từ một học trò, Thanh nhận thêm nhiều học trò hơn nữa qua con đường “truyền miệng”: người này truyền tai người kia, người nọ chỉ cho người kia địa chỉ nhà Thanh. Cứ thế, tài viết chữ đẹp của cô giáo Thanh lan rộng khắp Thủ đô…

Học trò có cả hưu trí

Tuy không theo học bất kỳ một trường lớp đào tạo chuyên môn sư phạm nào nhưng bằng tình yêu với những nét chữ cùng sự miệt mài, chịu khó, cô giáo Thanh đã tự tìm hiểu, nghiên cứu cách dạy sao cho thật dễ hiểu, dễ truyền đạt cho tất cả mọi người. Bởi người đến học chữ của Thanh có đủ tầng lớp, trình độ: trẻ em mẫu giáo, học sinh, sinh viên, người đi làm, thậm chí cả các bác hưu trí. “Có bác đã về hưu muốn học viết chữ đẹp cũng tìm đến nhà mình xin học” – Thanh kể.

Ấn tượng nhất là mỗi dịp hè, học sinh từ các tỉnh thành xa xôi như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thanh Hóa… và cả trong thành phố Hồ Chí Minh cũng gõ cửa nhà cô giáo Thanh xin luyện viết chữ đẹp. Tính đến nay, số lượng học sinh của chị lên đến hàng nghìn người. Theo ước tính của Thanh, tỷ lệ các em học sinh nhỏ theo học có thể viết đẹp lên đến 95%, còn người lớn là 100%.

Muốn có được thành công đáng nể ấy, Thanh phải tự sắp xếp lịch sinh hoạt dày đặc của mình. Công việc ở cơ quan chiếm khá nhiều thời gian nhưng Thanh vẫn tranh thủ buổi tối để rèn chữ cho mọi người. Có những ngày công việc cơ quan chồng chéo, bận bịu, về nhà lại tiếp tục luyện chữ cho mọi người, Thanh không tránh khỏi áp lực, mệt mỏi. Chưa kể thời gian buổi tối dành cho gia đình, con nhỏ bị “cắt xén”. Nhưng nghĩ đến những niềm tin yêu mà học sinh, phụ huynh và niềm say mê viết chữ đẹp, chị lại cố gắng tiếp tục với guồng quay công việc.

Với cô giáo Thanh, đã dạy luyện chữ phải tập trung cao độ, không phải cuộc dạo chơi. Luyện chữ không giống như những công việc khác, để việc học đạt hiệu quả, cô giáo Thanh phải quan tâm, chú ý đến từng học sinh, từng cái đưa tay, từng nét bút… Cầm tay đưa bút cho người này xong lại đứng lên tiếp tục chỉnh ngòi bút cho người khác… Ai cũng cần được uốn nắn từng li từng tí một.  

“Công việc luyện chữ đối với tôi là cả tâm huyết. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi được theo đuổi, duy trì đam mê và lan tỏa với mọi người. Dù công việc có bộn bề, vất vả thế nào nhưng nhìn thấy nét chữ mọi người thay đổi từng ngày, cảm nhận tình cảm học sinh dành cho tôi cùng sự ủng hộ từ gia đình, tôi lại có thêm động lực và nhiệt huyết với nghề” – Bùi Hải Thanh cười nói.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.