Con thi đại học, mẹ thuê hẳn khách sạn 4 sao "phục vụ"

Bà Dũng cho biết nói là thuê khách sạn 4 sao nhưng giá thuê chỉ đắt hơn nhà nghỉ khác vài trăm nghìn trong khi lại được hưởng dịch vụ sang trọng.
Con thi đại học, mẹ thuê hẳn khách sạn 4 sao "phục vụ"

Hôm 1/7, vừa chân ướt chân ráo ra thủ đô đưa con đi thi vào Học viện Ngân hàng, bà Bùi Thị Ngọc (Thanh Hóa) đã bắt taxi đến phố Tôn Thất Tùng (gần điểm thi) thuê một phòng nghỉ thoáng đãng cho hai mẹ con tá túc. Tuy nhiên, khác với mường tượng ban đầu của bà và gia đình, giá phòng được đội lên gấp 4 lần ngày thường.

"Tốn kém quá, tính riêng 4 ngày thuê phòng đã mất đứt gần 5 triệu đồng, chưa kể ăn uống, đi lại. Nhưng biết làm sao được, trời thì nóng mà mình lại muốn con có điều kiện tốt nhất để yên tâm làm bài", bà Ngọc chia sẻ.

Theo bà Ngọc, trước khi thuê ở đây, hai mẹ con cũng hỏi một số nhà nghỉ khác trên phố nhưng đều được báo kín chỗ. "Chú nhân viên nhà nghỉ bảo, không thuê nhanh chiều bỏ tiền triệu ra cũng chẳng còn phòng nên tôi đồng ý", mẹ nữ sinh nói thêm.

Chi ngót nghét 1 triệu đồng mỗi ngày thuê phòng nghỉ trên đường Giải Phóng cho cậu con út thi ĐH Bách khoa Hà Nội, ông Trần Bá Ngọc (Vĩnh Phúc) cho hay, biết là giá cả đắt đỏ nhưng tiện cho con đi lại và bản thân ông cũng an tâm hơn khi không bị nhồi nhét như ở các khu trọ khác.

Con thi đại học, mẹ thuê hẳn khách sạn 4 sao "phục vụ" - anh 1

Nhiều nhà nghỉ trên phố Trần Duy Hưng cũng kín chỗ những ngày thi đại học.

Theo khảo sát của PV, trên phố Tôn Thất Tùng, nhiều nhà nghỉ đã treo biển hết phòng từ vài hôm trước. "Bây giờ mới đi hỏi thì làm gì còn phòng nữa. Người ta đã đặt hết từ trước hôm mùng 1/7. Muốn tìm nhà nghỉ thì đi xa các điểm trường, điểm thi may ra mới có", chủ một nhà nghỉ giấu tên nói vọng ra khi được hỏi thuê phòng.

Tương tự, hầu hết nhà nghỉ trên đường Giải Phóng gần ĐH Bách khoa, Xây dựng, Kinh tế Quốc dân...; hay nhà nghỉ trên đường Nguyễn Trãi đều còn rất ít phòng trống.

Thấy khách lưỡng lự, một quản lý nhà nghỉ gần điểm thi ĐH Khoa học Tự nhiên (đường Nguyễn Trãi) mau miệng: "Em không thuê nhanh thì ngày mai không còn chỗ nào nữa đâu. Anh lấy giá hợp lý, nghỉ qua trưa thì 400.000 đồng, cả ngày lấy có 800.000 đồng thôi".

Khi được thắc mắc: "Tại sao bảng niêm yết ở quầy lễ tân chỉ là 80.000 đồng/2 giờ, 150.000 đồng/đêm", anh này liền bồi thêm: "Những ngày này chỗ nào cũng đều tăng giá hết, ở đây còn rẻ chán. Em mà sang mấy nhà nghỉ khác người ta hét giá cả triệu một ngày đấy".

Đường Láng, Trần Duy Hưng vốn được coi là "thủ phủ" của dịch vụ nhà nghỉ nhưng mấy hôm nay cũng trong tình trạng “cháy” phòng. Anh Phương, chủ một nhà nghỉ chia sẻ, thường ngày nhà nghỉ chủ yếu phục vụ khách vào theo giờ, nhưng dịp thi đại học, nhiều phòng đã được gọi điện đặt trước.

"Những người ở xa còn nhờ người quen ra đặt để có giá ưu đãi và chắc chắn hơn bởi quanh khu vực này cũng có nhiều điểm thi ở ĐH Lao động - Xã hội, Ngoại thương, Ngoại giao…", anh Phương nói thêm.

Tại một nhà nghỉ trên phố Lương Thế Vinh, bà chủ Nga chìa ra một tập giấy ghi vội giá phòng, ngày tháng, tên tuổi và nói: "Đây là những khách đã gọi điện và đặt phòng trước cho chị. Hiện tại chỉ còn một phòng trống, em muốn đăng ký cho người nhà vào sáng mai thì phải đặt cọc trước 300.000 đồng - nửa tiền của một ngày thuê, chứ đến ngày mai sẽ chẳng tìm được chỗ nào".

Nhiều năm kinh doanh dịch vụ này, chị Hiền (chủ nhà nghỉ trên đường Chiến Thắng - Hà Đông) tâm sự, hiện tượng các nhà nghỉ tự tăng giá vào các dịp lễ hay mùa thi đều là tự phát. Nhà nghỉ càng gần điểm thi càng được hét giá cao. "Số ít như nhà nghỉ bên tôi làm ăn rất đồng đều, mặc định giá niêm yết bất kể ngày nào. Không vì những lợi ích vài ngày trước mắt mà tôi tự làm hỏng đi uy tín cũng như quan điểm kinh doanh của mình", chị Hiền nói thêm.

Con thi đại học, mẹ thuê hẳn khách sạn 4 sao "phục vụ" - anh 2

Mẹ con bà Dũng ăn trưa tại khách sạn, sau khi kết thúc buổi thi đầu tiên.

Cũng chi tiền triệu mỗi ngày nhưng bà Lại Thị Dũng (quê Ninh Bình) lại chọn Khách sạn quốc tế Bảo Sơn trên phố Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) để cho con gái tiện thi vào ĐH Ngoại thương, dù gần trường cũng có nhiều nhà nghỉ, khách sạn giá thuê rẻ hơn vài trăm nghìn đồng.

"Thi đại học là việc quan trọng trong đời, bao nhiêu năm con học hành vất vả, đến lúc thi cũng chỉ vài ngày, gia đình cũng muốn tạo điều kiện tốt nhất cho cháu nên không lo tiếc gì. Mức phí hơn 1 triệu đồng/ngày cho hai mẹ con là vừa với khả năng tài chính của gia đình", phụ huynh này chia sẻ.

Theo bà Dũng, nói là thuê khách sạn 4 sao nhưng giá thuê chỉ đắt hơn nhà nghỉ khác vài trăm nghìn trong khi lại được hưởng dịch vụ sang trọng. "Bữa sáng miễn phí ở khách sạn còn chuẩn bị cả xôi gấc cho các cháu, bữa trưa ăn buffee rất thuận tiện và ngon miệng. Ai cũng nghĩ khách sạn 4 sao là đắt đỏ nhưng tôi thấy đúng là tiền nào của nấy, giá cả và chất lượng rất vừa túi tiền", bà nói thêm.

Lãnh đạo Khách sạn Bảo Sơn cho hay, mùa thi năm nay triển khai chương trình hỗ trợ đặc biệt cho thí sinh và phụ huynh, với mức giá chỉ gần 1,3 triệu đồng cho 2 khách/ngày. Bên cạnh đồ ăn đa dạng như các loại bánh và hoa quả, khách sạn còn chuẩn bị món phù hợp như xôi gấc, xôi đỗ, chè đậu... để khích lệ tinh thần của thí sinh.

Con thi đại học, mẹ thuê hẳn khách sạn 4 sao "phục vụ" - anh 3

Sĩ tử và người nhà ăn trưa miễn phí tại khách sạn 4 sao Morin Huế.

Trưa 4/7, sau khi kết thúc buổi thi thi môn Toán vào ĐH Huế, rất nhiều thí sinh và người nhà có giấy đăng ký đã tập trung đến khách sạn Morin Huế để được phục vụ ăn trưa miễn phí. 400 suất ăn miễn phí được khách sạn cấp cho tỉnh Đoàn để nhờ các tình nguyện viên đưa đến tận tay các sĩ tử, người nhà có hoàn cảnh khó khăn.

Ông Trương Quốc Việt (Giám đốc Kinh doanh tiếp thị của khách sạn) cho biết, đây chỉ là đóng góp nhỏ bé của khách sạn để cùng chung tay với xã hội tiếp sức mùa thi cho các sĩ tử nghèo ở xa đến với Huế dự thi.

"Đây là lần đầu tiên em được ăn tại một khách sạn sang trọng như vậy. Em rất vui mừng và biết ơn khách sạn đã quan tâm chia sẻ khó khăn cùng các thí sinh nghèo ở xa", thí sinh Nguyễn Văn Thống (quê Quảng Trị) nói.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?