Công lao ngành giáo dục không thể bị hạ thấp vì 1 xe cứu thương

Chúng ta không thể vì một hiện tượng xã hội mà đánh giá sai hoặc đánh giá không đúng về về công lao và vai trò của ngành giáo dục nước ta.
Công lao ngành giáo dục không thể bị hạ thấp vì 1 xe cứu thương

Phải trân trọng những thành tựu của giáo dục

Góp ý kiến vào báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ sáng 29/3 trong phiên làm việc thảo luận tại hội trường, ĐB Nguyễn Xuân Thủy (Phú Thọ) cơ bản nhất trí nhưng có những thắc mắc riêng cho ngành giáo dục.

ĐB Nguyễn Xuân Thủy nói: “Với vai trò ĐBQH đại diện cho nhân dân và cử tri cả nước, đặc biệt là cử tri trong ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tôi tham gia một số nội dung.

Qua nghiên cứu báo cáo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, tôi thấy rằng, tất cả các ngành, lĩnh vực khác đều bao quát và toàn diện. Tuy nhiên, tôi chưa thấy đề cập một cách thỏa đáng và sâu sắc đúng vị trí và vai trò của GD&ĐT trong các báo cáo này, thậm chí là không có một từ nào về GD&ĐT mà Thủ tướng Chính phủ trình ra trước Quốc hội”.

Sau đó, ĐB Nguyễn Xuân Thủy đưa ra nhiều lý luận viện dẫn vai trò và tầm quan trọng của ngành giáo dục:

“Kính thưa Quốc hội, Thưa Chính phủ!

GD&ĐT có vị trí vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia dân tộc. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt nhiều thành tựu trong quá trình phát triển nhờ sớm coi trọng vai trò của GD&ĐT. Theo tôi, Việt Nam cũng không nằm ngoài các quốc gia đó. Dù là nghị quyết của Đảng hay Hiến pháp đều cho rằng, GD&ĐT là quốc sách hàng đầu.

Công lao ngành giáo dục không thể bị hạ thấp vì 1 xe cứu thương ảnh 1

ĐB Nguyễn Xuân Thủy phát biểu trước quốc hội. Ảnh: quochoi.vn

Trên thực tế, ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng có quan điểm như vậy. Tôi có thể lấy ví dụ như Nhật Bản với quan điểm “coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, cần kết hợp bài bản giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với tri thức phương Tây hiện đại”. Hay như Singapore với phương châm, “thắng trong cuộc đua về giáo dục là sẽ thắng trong cuộc đua về phát triển kinh tế”. Các quốc gia khác cũng như vậy.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, Chính phủ cũng như Thủ tướng Chính phủ đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình trong việc điều hành chỉ đạo trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo và đã có nhiều thành tích kết quả to lớn. Nhưng lại không được nêu trong báo cáo.

Ví dụ như hệ thống trường lớp và quy mô giáo dục ngày càng phát triển nhanh; chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao góp phần đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nền kinh tế, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; đội ngũ nhà giáo ngày càng được tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Số lượng thạc sỹ tiến sỹ, nhà giáo ngày càng tăng.

Đặc biệt trong nhiệm kỳ vừa qua, Chính phủ đã ban hành và thực hiện đề án Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT của Việt Nam. Trong báo cáo cũng không nêu được cái nổi bật lớn trong nền giáo dục như vậy”.

“Trong đổi mới căn bản giáo dục, theo Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa XI, Chính phủ và Bộ GD&ĐT đã làm rất tốt những đổi mới như đổi mới về công tác thi cử, kiểm tra, đổi mới về chương trình và sách giáo khoa THPT, đổi mới về nâng cao chất lượng đội ngũ… Những thành tựu này, đề nghị Chính phủ và Quốc hội khóa XIII chúng ta phải trân trọng và nêu thêm trong báo cáo”, ĐB Xuân Thủy nhấn mạnh.

Thí sinh thuê xe cứu thương chỉ là tỉ lệ rất nhỏ

“Thời gian qua có một số dư luận của cử tri và ý kiến của ĐBQH về tổ chức đổi mới kỳ thi THPT Quốc gia. Một số hiện tượng như một em thí sinh phải thuê xe cứu thương để thay đổi nguyện vọng, một số trường top đầu thay đổi điểm chuẩn làm thí sinh phải thay đổi nguyện vọng xin rút gây ra tắc nghẽn và bất cập trong giáo dục.

Nhưng thưa với Quốc hội, quan điểm của tôi thấy rằng, trong hàng triệu thí sinh đi thi mà chỉ có một thí sinh thuê xe cứu thương, trong khoảng 500 trường đại học, cao đẳng chỉ có 10% các trường đại học cao đẳng top đầu có tình trạng thay đổi điểm chuẩn… Thì, phần trăm tỉ lệ này là rất nhỏ, không thể vì những hiện tượng xã hội mà chúng ta đánh giá sai hoặc đánh giá không chính xác về công lao và vai trò của ngành giáo dục nước ta trong nhiệm kỳ khóa XIII vừa rồi.

Chế độ tiền lương của giáo viên chưa đạt

ĐB Nguyễn Xuân Thủy tiếp tục bài phát biểu về việc cử tri quan tâm đến chế độ tiền lương cho nhà giáo: “Tuy nhiên, công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực giáo dục còn nhiều nội dung theo tôi chưa làm được. Đó là cải cách về chế độ tiền lương cho đội ngũ nhà giáo.

Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 khóa VIII và được khẳng định tại nghị quyết 29 Trung ương lần thứ 8 khóa XI: “Lương của nhà giáo phải được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp và có thêm thu nhập phụ cấp tùy tính chất công việc và theo vùng”.

Tuy nhiên trong nhiệm kỳ vừa qua, Chính phủ vẫn chưa làm được điều này. Hiện nay lương của nhà giáo vẫn xếp thứ 14 trong hệ thống thang bảng lương của hệ thống hành chính sự nghiệp.

Trong cải cách giáo dục, tôi thấy quan trọng nhất quyết định nhất là yếu tố con người chính là đội ngũ nhà giáo. Nếu không có người thầy giỏi thì sẽ không có học trò giỏi.

Đại thi hào Tago đã diễn tả trong câu nói nổi tiếng: “Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình, giáo dục một người thầy thì được cả một thế hệ”. Như thế, vị trí vai trò của người thầy rất quan trọng.

Từ những phân tích trên tôi đề nghị Quốc hội Chính phủ nhiệm kỳ khóa tới 2 vấn đề:

Thứ nhất, Chính phủ phải tổ chức đúng nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về việc thay đổi cải cách chế độ tiền lương cho nhà giáo, lương và phụ cấp nhà giáo phải xếp vào cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp.

Thứ hai, tôi đề nghị Quốc hội và Chính phủ khóa sau tiếp tục nghiên cứu và đề xuất chính sách mới mang tính chất đột phá ưu tiên ưu đãi cho sinh viên các chuyên ngành sư phạm. Hiện nay qua nhiều năm tuyển sinh thấy rằng, các trường sư phạm tuyển sinh khó, đầu vào thấp”.

Việt Quế

Đổi mới sáng tạo và xuất khẩu bền vững góp phần tăng trưởng kinh tế
Đổi mới sáng tạo và xuất khẩu bền vững góp phần tăng trưởng kinh tế
(Ngày Nay) - Năm 2024, kinh tế nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đến từ những biến động địa chính trị, địa kinh tế thế giới và các vấn đề nội tại của đất nước; đặc biệt siêu bão số 3 và cơn bão số 4 gây thiệt hại nặng nề trên diện rộng cho hệ thống hạ tầng năng lượng, công nghiệp, thương mại và sản xuất, kinh doanh tại nhiều địa phương.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TTXVN.
Tiếp tục đổi mới công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng
(Ngày Nay) - Ngày 27/12, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 theo hình thức trực tiếp tại Trụ sở Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng), kết hợp trực tuyến tại 22 điểm cầu trong toàn quân.
Linh cữu Đại tướng Nguyễn Quyết được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội). Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN.
Tổ chức trọng thể Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết
(Ngày Nay) - Sáng 27/12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ viếng, Lễ truy điệu Đại tướng Nguyễn Quyết theo nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.
Hình ảnh Hội An trong video clip quảng bá. Ảnh: Trung tâm thông tin du lịch.
Lan tỏa video vẻ đẹp du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế CNN
(Ngày Nay) - Nhằm lan tỏa vẻ đẹp du lịch Việt Nam, định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế, ngày 27/12, Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, hình ảnh video quảng bá du lịch Việt Nam đã chính thức xuất hiện trên kênh truyền hình nổi tiếng toàn cầu CNN.
Ông Peter Vesterbacka đã có những chia sẻ về hành trình của Angry Birds và câu chuyện khởi nghiệp.
Tỷ phú Peter Vesterbacka và bài học khởi nghiệp truyền cảm hứng cho sinh viên Việt Nam
(Ngày Nay) - Ai có thể quên được chú chim đỏ "cáu kỉnh" Angry Birds – một hiện tượng toàn cầu, từng "làm mưa làm gió" khắp các bảng xếp hạng game di động? Đằng sau thành công rực rỡ ấy là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của tỷ phú Phần Lan Peter Vesterbacka – nhà sáng lập Angry Birds và đồng sáng lập Slush.
Chiến thắng 2-0 ngay trên sân đối phương "mở toang" cánh cửa vào chung kết AFF Cup với Đội tuyển Việt Nam. Ảnh: VFF.
AFF Cup 2024: Việt Nam giành lợi thế trước Singapore
(Ngày Nay) - Hai pha lập công liên tiếp ở những phút bù giờ của bộ đôi tiền đạo Tiến Linh và Xuân Son đã giúp Đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng 2-0 trước Singapore ở trận bán kết lượt đi AFF Cup 2024.