Công nhân "cắm trại" tại nhà máy

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Để giúp doanh nghiệp giữ được nhịp sản xuất trong đại dịch COVID-19, một số nhà máy tại TP HCM và tỉnh Bình Dương đã dựng lều trại cho công nhân ở lại.
Công nhân Xí nghiệp lốp Radial được bố trí ở trong lều riêng biệt. Ảnh: An Phương.
Công nhân Xí nghiệp lốp Radial được bố trí ở trong lều riêng biệt. Ảnh: An Phương.

TP HCM và Bình Dương là hai địa phương có số lượng khu công nghiệp, công nhân nằm trong tốp đầu cả nước. Cụ thể, TP HCM có 1,6 triệu công nhân và lao động, trong đó 17 khu công nghiệp, khu chế xuất và một khu công nghệ cao hơn 320.000 người. Bình Dương với 29 khu công nghiệp, 12 cụm công nghiệp với 1,2 triệu lao động. Không chỉ vậy, nhiều ca nhiễm COVID-19 tại TP HCM và Bình Dương chủ yếu được phát hiện ở các công ty, nhà máy và khu trọ tập trung nhiều công nhân.

Do đó, một số nhà máy, khu công nghiệp tại 2 địa phương này đã chuẩn bị phương án cho lao động ăn ở, làm việc tại chỗ.

Trong 1 tuần trở lại đây, Công ty cổ phần công nghiệp cao su miền Nam ở thị xã Tân Uyên (Bình Dương) đã dựng những căn lều 3m2 cho 480 công nhân để họ tiện ở lại ăn ở, ngủ nghỉ. Không chỉ vậy, những phần đất trống còn được nhà máy cải tạo thành các sân tập thể thao để đội ngũ công nhân rèn luyện sức khoẻ.

Ông Hoàng Vĩnh Phúc, Phó giám đốc xí nghiệp cho hay sau khi thị xã Tân Uyên giãn cách theo Chỉ thị 16, Ban Giám đốc đã họp và lên kế hoạch cho toàn bộ lao động ăn ở lại nhà máy duy trì sản xuất từ 2-3 tuần.

Tất cả công nhân nam ở trong các lều cắm trại, 24 lao động nữ được bố trí ở khu ký túc xá dành cho chuyên gia. Mỗi người được cấp một ổ điện, quạt máy, chăn, gối, mền... Nhà máy còn mua đồ dùng, lều bạt, dọn dẹp nhà kho, dựng khu lưu trú, lắp nhà vệ sinh, nơi tắm giặt, móc phơi áo quần để giúp sinh hoạt của công nhân được thuận tiện hơn. Ngoài miễn phí 3 bữa ăn chính, 2 bữa phụ, mỗi lao động còn được nhà máy hỗ trợ 150.000 đồng mỗi ngày.

Công nhân "cắm trại" tại nhà máy ảnh 1

Công nhân Xí nghiệp lốp Radial cắt tóc cho đồng nghiệp trong khu lưu trú tạm. Ảnh: An Phương.

Tương tự tại TP HCM, nơi có hơn 3.800 ca nhiễm trong đợt dịch COVID-19 thứ tư, một số nhà máy ở Khu công nghệ cao (TP Thủ Đức) cũng bắt đầu thực hiện phương án "3 tại chỗ" trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Cụ thể, nhà máy Nipro Việt Nam bố trí cho 400 công nhân ở tại xưởng để ổn định sản xuất. Công ty TNHH phần mềm FPT (FPT Software) cho phép nhân viên văn phòng làm việc ở nhà, số khác ở lại trụ sở công ty.

Công nhân "cắm trại" tại nhà máy ảnh 2
Nhân viên y tế xét nghiệm cho công nhân viên nhà máy Nipro Việt Nam. Ảnh: An Phương.

Bà Lê Bích Loan, Phó ban quản lý Khu công nghệ cao cho hay những nhà máy bố trí lao động ở lại phải có phương án cụ thể gửi lên ban quản lý đánh giá, thẩm định, đáp ứng yêu cầu mới được thực hiện. "Những nhà máy không xây dựng phương án phòng dịch, xử lý khi xuất hiện ca nhiễm phải ngừng sản xuất", bà Loan nói và cho biết một số nhà máy không đủ điều kiện để lao động ở lại sẽ chọn phương án thuê nơi lưu trú bên ngoài công ty.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.