Cuộc chiến chống HIV trên toàn cầu

Cuộc chiến chống HIV trên toàn cầu ảnh 1
Birrzaf Mesele nhớ lại cách đây hơn 10 năm, khi cô biết mình nhiễm HIV. Giống như hầu hết mọi người ở Mekelle, miền Bắc Ethiopia, cô không được tiếp cận với những biện pháp điều trị kịp thời. Và giống như bao người dương tính với HIV, cô về nhà và chờ chết.

_______________

Cuộc chiến chống HIV trên toàn cầu ảnh 2

May mắn đã mỉm cười với Birrzaf Mesele khi cuối cùng cô cũng được điều trị, nhưng Birrzaf không thể tự mình bắt đầu. Cô ở nhà và không muốn mọi người thấy mình đang dùng thuốc HIV. Sự kỳ thị liên quan đến HIV ở miền bắc Ethiopia rất cao.

Mums for Mums - một tổ chức hoạt động giúp đỡ những phụ nữ yếu thế ở Mekelle với sự hỗ trợ từ Quỹ Toàn cầu - đã giúp cô lấy hết can đảm để bắt đầu cuộc điều trị. Liệu pháp này đã cho cô sức mạnh để chăm sóc bản thân và nuôi dạy cháu gái mình - một đứa trẻ mồ côi từ khi lọt lòng nay đã 11 tuổi.

Mới đây, Birrzaf phải nằm liệt giường với những vết thương do một tai nạn giao thông gây ra. Nhưng cô không thấy tuyệt vọng, những thách thức mà cô phải đối mặt lúc này nhẹ hơn nhiều so với sự tuyệt vọng mà cô nếm trải trong thời gian trước khi bắt đầu điều trị HIV.

Letay Haduish, một nhân viên y tế của Mums for Mums đã kể lại những ngày tuyệt vọng cách đây hơn một thập kỷ. Đôi mắt cô tràn đầy nước mắt, cô kể câu chuyện về một người phụ nữ trẻ bị nhiễm HIV mà cô đã đến thăm trong những ngày đầu tiên của cô làm việc cho tổ chức Mums for Mums. Người phụ nữ trẻ không được tiếp cận với điều trị. Cô sống với hai đứa con. Khi Letay gõ cửa liên tục mà không nhận được câu trả lời, cô đẩy cửa vào nhà và thấy cảnh tượng kinh hoàng diễn ra trước mắt: Người phụ nữ trẻ đã chết và đứa con nhỏ vẫn bú trên ngực cô. Cảnh tượng kinh hoàng và mức độ kỳ thị cao với những người mắc HIV đã ám ảnh cô dai dẳng. Chị gái của người phụ nữ đã đồng ý nhận những đứa trẻ mồ côi nhưng với điều kiện chúng phải âm tính với HIV. May mắn thay, kết quả nhận được là bọn trẻ âm tính với HIV. Mặc dù vậy, cô vẫn không yên tâm giao cả hai đứa bé cho người phụ nữ vì vẫn thấy sự kì thị quá nặng nề.

Letay nói rằng câu chuyện có thể được kể rất nhiều ngày hôm nay, nhưng nó nhấn mạnh đến những tiến bộ đáng chú ý của cộng đồng HIV trong thập kỷ qua. Số người được tiếp cận nhiều hơn với phác đồ điều trị chứng tỏ những người sống với HIV đang phát triển mạnh và kỳ thị liên quan đến virus này đã giảm mạnh. Năm 2003, hai năm sau khi thành lập Mums for Mums, chỉ có 50.000 người được tiếp cận với điều trị HIV. Đến năm 2014, hơn 10 triệu người đã được điều trị ở châu lục này.

Cuộc chiến chống HIV trên toàn cầu ảnh 3

Ở Ethiopia, nơi có hơn 380.000 người được điều trị vào năm 2015, tỷ lệ nhiễm HIV quốc gia là 1,14%, trước đó, năm 2002, tỉ lệ nhiễm là 5,8%. Từ năm 2000-2015, cả số lượng người nhiễm HIV mới hàng năm và số người tử vong do AIDS giảm 79% - đó là  một sự biến chuyển vượt bậc trong cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỷ này ở nước này.

Mums for Mums - tổ chức mà Letay làm việc cam kết sẽ nỗ lực sớm thay đổi cuộc sống của các bà mẹ nghèo. Khi tổ chức bắt đầu công tác HIV với sự hỗ trợ của Quỹ Toàn cầu, tình trạng nhiễm HIV đã ở chế độ khẩn cấp: tổ chức chú trọng đến việc  cung cấp các bữa ăn nóng cho bệnh nhân nằm liệt giường, sắp xếp cho người có H điều trị HIV, hỗ trợ cho các bà mẹ và giải quyết vấn nạn trẻ em mồ côi…

Giám đốc điều hành Mums for Mums, Ashenafi Asmelash nói: “Ngày nay, phần lớn công việc khẩn cấp đã giảm khi phụ nữ được tiếp cận nhiều hơn với phác đồ điều trị HIV, giành lại sức khỏe cho mình”.

270 tình nguyện viên của tổ chức đã dành nhiều thời gian cho việc giáo dục phụ nữ về HIV và kế hoạch hóa gia đình. Các tình nguyện viên cũng giúp chị em phụ nữ xây dựng các kỹ năng nghề nghiệp của phụ nữ, chẳng hạn như may mặc, thêu, đan cũng như kỹ năng sống để giúp họ sống cuộc sống tốt hơn, hoàn thiện hơn.

Với sự giúp đỡ của các đối tác như Quỹ Toàn cầu, Mums for Mums đã thành công trong việc cứu sống nhiều người. Tổ chức hiện đang làm nhiều hơn để hỗ trợ phụ nữ để xây dựng gia đình và cộng đồng ổn định.

Hơn 15 năm sau khi thành lập, câu chuyện về Mums for Mums là biểu tượng cho sự tiến bộ của các đối tác y tế toàn cầu trong việc ứng phó với HIV. Từ những ngày “chữa cháy” để cứu người chết vì những biến chứng liên quan đến AIDS, tổ chức giờ đây có thể đủ khả năng để có những dự định to lớn hơn. Dự án mới nhất của họ là một kế hoạch xây dựng một trường đại học cho phụ nữ.

Cuộc chiến chống HIV trên toàn cầu ảnh 4
Cuộc chiến chống HIV trên toàn cầu ảnh 5

Quỹ toàn cầu và cộng đồng y tế toàn cầu - chính phủ, các nhóm xã hội dân sự và những người sống với HIV, nhân viên y tế và các tổ chức địa phương và quốc tế - đã đạt được những thành tựu từng được coi là không thể.

Từ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng HIV vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, Quỹ đã cắt giảm một nửa số ca tử vong do AIDS và những trường hợp nhiễm mới.

Trong số 36,9 triệu người sống với HIV, 21,7 triệu người đang điều trị ARV có 17,5 triệu người được điều trị thông qua các chương trình hỗ trợ toàn cầu do Quỹ tài trợ trong năm 2017.

Sau hơn 15 năm tiến bộ đáng kinh ngạc, thế giới bước vào một giai đoạn mới trong cuộc chiến chống lại HIV. Một trong những nền tảng của điều trị cứu sống hàng triệu triệu người là sử dụng thuốc kháng retrovirus (ARV). Trong khi ARV không phải là cách điều trị HIV, nhưng nó giúp làm giảm nguy cơ người nhiễm HIV sẽ truyền siêu vi khuẩn này cho người khác đến 97%.

Một chiến lược quan trọng trong cuộc chiến chống HIV hôm nay là ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang trẻ sơ sinh.

Cuộc chiến chống HIV trên toàn cầu ảnh 6

80% các bà mẹ có HIV dương tính được điều trị để ngăn chặn virus lây nhiễm cho con. Các chương trình hỗ trợ toàn cầu do Quỹ tài trợ đã giúp đỡ 696.000 phụ nữ trong năm 2017. Sinh sống ở Sambo Creek, Honduras, bà Patricia Moreira – một phụ nữ sống chung với HIV, tự tin rằng đứa con trai sáu tháng tuổi Eduardo của bà sẽ được xét nghiệm miễn dịch sau khi được điều trị để ngăn chặn sự lây truyền của virus.

Theo tổ chức y tế quốc tế, mở rộng điều trị là cực kỳ quan trọng, nhưng nó phải được kết hợp với những nỗ lực phòng chống sự lây lan HIV. Điều này đặc biệt cần thiết với các cô gái vị thành niên và phụ nữ trẻ tuổi - những người có nguy cơ tiếp tục đưa dịch bệnh lây lan. Đơn cử, ở vùng cận Sahara châu Phi, 75% số ca nhiễm HIV mới ở thanh niên nằm trong số các bé gái và phụ nữ ở độ tuổi 15-24. Dân số trẻ tuổi dự kiến sẽ tăng gấp đôi số người nhiễm HIV trong thập kỷ tới ở châu Phi cận Sahara, do đó giải quyết tỷ lệ nhiễm HIV “khủng khiếp” giữa các cô gái vị thành niên và phụ nữ trẻ là yếu tố quan trọng để ngăn chặn một đại dịch thảm khốc.

Theo thống kê, hơn 40.000 cô gái Nam Phi tuổi từ 10 -19 đã bị nhiễm HIV trong năm 2016. Đối với các cô gái vị thành niên, bỏ học làm tăng đáng kể nguy cơ lây nhiễm nhiễm HIV.

Cuộc chiến chống HIV trên toàn cầu ảnh 7
Cuộc chiến chống HIV trên toàn cầu ảnh 8

“Các quần thể chính” là một thuật ngữ chung chỉ nhóm người có nguy cơ cao bị nhiễm HIV, lao hoặc sốt rét. “Chìa khóa” giúp bảo vệ nhóm nguy cơ cao là tiếp cận các nhóm này với đầy đủ các công việc: phòng ngừa, kiểm tra, điều trị, chăm sóc, hỗ trợ họ vượt qua các rào cản tiếp cận các dịch vụ, là điều cần thiết để chấm dứt dịch bệnh HIV.

Nhóm có nguy cơ bao gồm người đồng tính nam, lưỡng tính và những người có quan hệ tình dục với nam giới, người tiêm chích ma túy, mại dâm và chuyển giới bị gạt ra ngoài xã hội... Những đối tượng này được khoanh vùng và được quan tâm đặc biệt.

Hiện nay, nhờ những nhà hoạt động táo bạo và chắc chắn của các nhà tổ chức cộng đồng và các chuyên gia y tế, các bức tường ngăn cản người có nguy cơ cao tiếp cận các dịch vụ phòng chống HIV, điều trị HIV… đã và đang dần được phá bỏ.

Cuộc chiến chống HIV trên toàn cầu ảnh 9
TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?