Cuộc đấu trí bắt kẻ hại đời cháu vợ, trốn truy nã trong rừng

“Bắt đền” người nhà nạn nhân không được, hung thủ vụ án hiếp dâm cháu họ quay sang đòi công an phải “đền” cho y số tiền 9 triệu đồng, mà trước đó y tưởng có thể dùng để xóa tội cho mình.
Cuộc đấu trí bắt kẻ hại đời cháu vợ, trốn truy nã trong rừng

Bồi thường rồi... đòi lại tiền

Năm 2012, Mùa Chứ Dia (SN 1977, trú tại xã Nậm Ty, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) bị kết án 7 năm tù về tội "Hiếp dâm". Nạn nhân là người Mông cùng bản, mới 12 tuổi, là cháu đằng vợ của y.

Một lần, đi làm nương về, thấy cháu bé đang địu em chơi trước cửa nhà, thấy người lớn đi vắng hết, thú tính nổi lên, y đã thực hiện hành vi đồi bại.

Sau khi vụ việc vỡ lở, gia đình nạn nhân đã tố cáo lên Công an huyện Sông Mã và yêu cầu Dia phải bồi thường danh dự, sức khỏe cho cháu bé.

Theo lệ ở địa phương, ngoài số tiền 3 triệu đồng để làm vía giải xui, Dia còn phải trả thêm 9 triệu đồng cho gia đình. Tuy nhiên, theo luật, Dia vẫn phải chịu trách nhiệm vì hành vi phạm tội có tính chất nguy hiểm cho cộng đồng kể trên.

Sau đó, vụ án được củng cố, chuyển tiếp hồ sơ lên cấp tỉnh. Xét hoàn cảnh gia đình khó khăn, vợ Dia lại đau yếu luôn nên thời gian chờ xét xử và thi hành án, Dia vẫn được phép tại ngoại. Song, lợi dụng sự khoan hồng của luật pháp, y đã nhanh chóng bỏ trốn vào rừng, thỉnh thoảng mới lén lút trở về nhà.

Công an huyện Sông Mã, Công an tỉnh Sơn La, VKS phối hợp cùng già làng, trưởng bản, người thân trong gia đình nhiều lần lên tiếng vận động y ra đầu thú để được hưởng lượng khoan hồng, tuy nhiên đều không thành.

Tên Dia lý luận, bắn tin về cho người nhà: “Tao đã trả cho nhà nó 9 triệu đồng rồi, bây giờ nếu bắt tao đi tù, thì nhà nó phải trả lại tiền đó cho vợ tao, nhà nó không trả thì công an phải trả. Nếu không thì đừng hòng”.

Sau khi vận động đầu thú không thành, Công an tỉnh Sơn La đã ra quyết định truy nã Mùa Chứ Dia ngay sau đó.

Vụ án này, đích thân Thượng tá Lò Tiến Sơn, Phó phòng PC52, Công an tỉnh Sơn La thụ lý.

Tin tức từ Thượng tá Sơn cho biết, sau năm lần bảy lượt đến nắm tình hình địa phương, chân dung của Dia cũng dần được hé mở.

Theo đó, y mới chỉ học hết lớp 3, thậm chí không biết ký tên trên giấy nhưng lại có sức khỏe, rất to con, thuộc dạng đầu gấu ở địa phương, chuyên đi làm thuê, cửu vạn kiếm ăn từng bữa nuôi gia đình. Chưa hết, trong người y lúc nào cũng đeo sẵn một con dao quắm, rất manh động, sẵn sàng tấn công ngược trở lại bất kỳ lúc nào.

Với đám giang hồ “lâu nhâu” ở địa phương, tên Dia được xem như là chủ soái. Chú ruột của Dia lại là trưởng bản, rất có tiếng nói với người dân.

Sau khi bị phát lệnh truy nã, thỉnh thoảng người bản vẫn thấy y trở về thăm gia đình, tuy nhiên y chỉ thăm chốc lát rồi di chuyển sang các nhà anh em bên cạnh, hoặc lẩn lên lán rừng ở. Đây là một trong những điểm mấu chốt để trinh sát có thể lên phương án tác chiến với đối tượng này.

Cuộc đấu trí bắt kẻ hại đời cháu vợ, trốn truy nã trong rừng ảnh 1

Ảnh minh họa.

Đòn quyết định (!)

Kế hoạch tác chiến được đặt ra, tuy nhiên phải mất gần 2 năm, qua 7 lần xuất quân mới buộc Mùa Chứ Dia tra tay vào còng chịu tội.

Theo Thượng tá Sơn, khó khăn nhất là mỗi lần xuất quân đều chủ yếu vào mùa mưa, đường sá vào bản đi lại rất khó khăn cho việc tiếp cận đối tượng và hiện trường.

Mặt khác, đây cũng là địa bàn tập trung nhiều người Mông sinh sống, có tinh thần đoàn kết trong cộng đồng khá cao. Vì vậy, mỗi lần có trinh sát xuất hiện là đám “chân rết” nghiện ngập, anh em họ hàng với Dia đều đã báo động trước cho y để trốn.

Khó khăn nữa là sau khi bắt được đối tượng, không đơn giản để có thể áp giải Dia ra đường lớn mà không bị dân làng cản trở, phản đối.

Thậm chí, có lần trinh sát của ta trong vai người buôn ngô, buôn trâu bò đã vào tới nhà của y, được vợ y mổ gà mổ vịt khoản đãi, ngồi cùng mâm với đối tượng nhưng cuối cùng vẫn phải rút về.

Thượng tá Sơn cười hóm hỉnh: “Anh em trinh sát so với tên Dia hóa ra lại trở thành thấp bé nhẹ cân, hai đồng chí mà chỉ sợ không khống chế được y, để cả bản kéo đến sẽ rất phức tạp nên phải rút lui mà trong lòng, quyết tâm phải bắt cho kỳ được tên này”.

Lần khác, sau khi tiếp cận và bắt được đối tượng nhưng lại bị người dân cản ở đầu bản, chặn xe, tạo điều kiện cho y chạy thoát. Lần nữa, do đồng chí công an viên của xã thiếu kinh nghiệm, khi cúi xuống để lộ khóa số 8 móc ở sau quần, tên Dia phát hiện, lập tức hô cả bản đến giữ người bắt. Phải nhờ trưởng bản thuyết phục mãi, cán bộ ta mới được thả ra.

Ơ mùa xuất quân thứ hai, cuối năm 2013, sau nhiều lần bắt hụt, kế hoạch bắt Dia lại được đặt lên bàn các trinh sát. Lúc đó, một sáng kiến được đưa ra, vốn người Mông hiện nay sống trên núi vẫn thường sử dụng loại máy thủy điện loại nhỏ đặt trên đầu suối, vì vậy, anh em cử người đi vô hiệu hoá chiếc máy của nhà Dia trong đêm.

Sau khi mất điện, theo dự đoán, vợ tên Dia sẽ bắn tin lên cho y, anh em sẽ lập các chốt để đón bắt y ngay sau khi xuất hiện. Cuộc vận lộn với y diễn ra kịch liệt ngay trong đêm mới khóa tay được y.

Sau đó, tổ công tác lập tức dẫn giải Dia về trụ sở UBND xã, cách đấy chừng 20km. Không may, trên đường về một đồng chí công an trẻ chưa có kinh nghiệm, đi lạc đường, bị dân bản phát hiện và giải ngược trở về bản.

Cơ quan công an, chính quyền địa phương phải đưa hết lực lượng vào gồm UBND xã, mặt trận, hội phụ nữ vào thuyết phục, vận động và giải thích về pháp luật, chiến sỹ này mới được thả ra.

“Kỷ niệm đi đánh án thì nhiều, nhưng chưa đối tượng nào khiến anh em phải lâm vào những tình huống… “khó đỡ” như kể trên. Đó cũng là bài học kinh nghiệm với nhiều thế hệ trinh sát khi hoạt động trong những địa bàn dân trí thấp và phức tạp”, Thượng tá Sơn nhớ lại.

Đồng ý bồi thường vì... “vợ khuyên thế”

Cũng cần nói thêm, địa bàn xã Nậm Ty là một trong những điểm nóng về tội phạm của huyện Sông Mã nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung. Xét về gia đình, vợ Dia vốn người trong bản, sức khỏe yếu, không làm được việc nhiều nên trách nhiệm nuôi vợ con đổ hết lên đầu y. Dia cũng là một kẻ khá thương vợ.

Chính vì vậy, sau khi không làm chủ được hành vi của mình với đứa cháu vợ, y nhanh chóng đồng ý bồi thường cho gia đình nạn nhân vì “vợ khuyên thế”, mặc dù lúc ấy, tổng cộng số tiền 12 triệu đồng với gia đình y không phải là một khoản nhỏ.

Đỗ Huệ

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.