Cuộc đời tài hoa của Trưởng môn phái Bình Định Gia

Ông Trung bảo ban ngày, trong căn phòng nhỏ bé dành cho cả một gia đình sinh hoạt, sư phụ đã truyền dạy những tư tưởng nhân văn trượng nghĩa của võ thuật. Đến tối, võ sư lại dẫn mọi người ra công viên Lê Nin luyện múa võ.
Cuộc đời tài hoa của Trưởng môn phái Bình Định Gia

“Lần đầu tiên tôi gặp ba, ấn tượng suốt đời tôi không thể nào quên là dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, tinh anh như con sóc và giọng nói của người Bình Định toát lên sự hào sảng", ông Đinh Quang Trung (hiện là Viện trưởng Viện Sân khấu Điện ảnh) - đệ tử chân truyền đầu tiên ngoài dòng họ Trần được Chưởng môn phái Bình Định Gia đời thứ 5 Trần Hưng Quang truyền dậy võ công đã mở đầu như thế khi kể về cuộc đời của vị thầy mà ông gọi là ba.

Những ngày qua cái chết bất ngờ và thương tâm của vị chưởng môn phái võ nức tiếng Bình Định Gia đã gợi bao tiếc nuối. Đã có hàng ngàn lượt tìm kiếm trên google về thân thế người võ sư già bí ẩn ấy. Trần Hưng Quang, ông là ai? Nên gọi ông là một võ sư hay NSƯT tuồng? Ông Trung đã không ngần ngại giải đáp: “Trong người ba tôi vừa mang huyết thống võ thuật, vừa chảy dòng máu nghệ sĩ. Võ và tuồng luôn vấn vít trong tâm hồn ông trọn một kiếp người”.

Ông Quang sinh ra trong họ Trần có truyền thống lâu đời về võ thuật, lại sống ở miền đất võ Phong An, Cát Trinh, Phù Cát, Bình Định. Lớn lên, chí trai hướng muôn phương, ông ra đất kinh kỳ hòa mình vào không khí đấu tranh giải phóng miền Bắc những năm 1950.

Vào năm 1955, ông gặp gỡ rồi nên duyên vợ chồng với cô gái tên Nguyễn Thị Sơn, quê ở vùng Thường Tín, Hà Tây cũ. Cho đến bây giờ, khi đã 78 tuổi, bà Sơn vẫn nhớ: “Có phong trào văn nghệ khu phố, tôi tham gia biểu diễn và được phân vai Trương Phi. Lúc đó là lần đầu tiên tôi gặp ông ấy. Tôi chỉ biết ông làm công an, còn đơn vị nào tôi cũng không hỏi kỹ. Tôi nào biết ông ấy có võ, chỉ chắc chắn một điều ông ấy rất mê hát tuồng, thường tới hát ở các trại thương binh". Sau này, bà mới biết gia đình ông có truyền thống hát tuồng và sở hữu một môn phái võ lâu đời.

Gác nghiệp võ sang một bên, ông Quang dồn sức cho những vở tuồng đi khắp từ Bắc vào Nam phục vụ kháng chiến. Với lợi thế về võ thuật, ông vào vai tướng trong nhiều vở tuồng có tiếng như vai Lưu Khánh trong vở Ngũ hổ bình Tây, vai Trần Lộng trong vở Trần Bình Trọng, vai Lý Thông trong vở Thạch Sanh. Ngày nay, nhắc đến ông Quang, người ta sẽ nhớ ngay đến vai Ốc trong vở tuồng kinh điển Nghêu Sò Ốc Hến.

Bà Sơn kể: “Những vở tuồng ông diễn tôi xem không sót vở nào. Người ta ca ngợi ông có vai Ốc để đời, nhưng riêng tôi, tôi thích nhất ông ấy vào vai Trần Lộng trong vở Trần Bình Trọng. Vai diễn đó xiêm áo ít, phục trang giản dị, hiện thân trên sân khấu của ông ấy như chính trong đời thường vậy". Năm 1969 ông Quang theo đoàn văn công vào chiến trường khu 5. Đến năm 75, hòa bình lập lại ông về Bình Định công tác.

Cuộc đời tài hoa của Trưởng môn phái Bình Định Gia - anh 1

Võ sư Trần Hưng Quang (ngồi giữa) và các học trò.

Năm 1985, khi trở lại Hà Nội sinh sống cùng vợ và các con trong căn nhà nhỏ ở phố Khâm Thiên, vị Chưởng môn đời thứ 5 của Bình Định Gia đã quyết định chấn hưng, mở rộng môn phái thu nạp đệ tử trong thiên hạ. Lớp đệ tử đầu tiên là những người thân cận nhất của gia đình, trong đó có ông Trung.

Kể về võ sư Quang, ông Trung tự hào: “Ba đã lan tỏa sang tôi một niềm say mê võ thuật trước đó chưa từng có. Tôi còn nhớ, hồi ấy võ thuật chưa được cởi mở như bây giờ. Khi tôi đến nhà ba, trong căn phòng nhỏ bé, ba ngồi say sưa giảng về các thế võ, những đường quyền cho tôi rồi vừa nói ba vừa đứng ngay trên giường múa cho tôi xem. Cứ thế dần dần, tôi trở thành đệ tử chính thức của Bình Định Gia. Thấm thoắt đã hơn 30 năm, các anh em huynh đệ sau này cũng đều gọi thầy tôi là ba, gọi sư mẫu là mẹ. Tất cả là người một nhà”.

Ông Trung bảo ban ngày, trong căn phòng nhỏ bé dành cho cả một gia đình sinh hoạt, sư phụ đã truyền dạy những tư tưởng nhân văn trượng nghĩa của võ thuật. Đến tối, võ sư lại dẫn mọi người ra công viên Lê Nin luyện múa võ. "Những đường võ của Bình Định Gia được thầy truyền thụ cho anh em tôi qua những bài thiệu đầy hoa mỹ. Nào là ‘Thái Sơn tích thủy địa xà liên’ để mô tả thế võ roi Thái Sơn đánh xuống như một con rắn dài. Hay ‘Thượng bổng kỳ lân thấu bạch viên’ để chỉ một thế đánh lật ngược lên như một con kỳ lân dũng mãnh nhưng chỉ trong tích tắc lại thu đòn về trạng thái của một con thỏ hiền lành…”, Viện trưởng Viện Sân khấu điện ảnh say sưa kể.

Từ những lớp đệ tử đầu tiên đều đã thành danh trên cả con đường võ thuật và sự nghiệp riêng như: ông Trung, Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Mạnh Toàn, Hồ Trí Dũng, Khắc Thành…. cho đến nay, Bình Định Gia đã thu nạp và đào tạo võ thuật cho hàng chục nghìn đệ tử. Chỉ tính ở Hà Nội, Bình Định Gia hiện cũng có hàng trăm võ đường.

“Cái đau đáu của cụ là làm sao truyền được các tinh hoa võ thuật trong Bình Định Gia với phương trâm võ đạo vị nhân, võ công khai trí. Điều hay nhất mà cụ để lại cho chúng tôi là tâm huyết võ thuật thông qua sự học tập. Mọi người gần cụ đều dễ được cụ lan tỏa những tâm huyết đó. Con người cụ luôn yêu đời, yêu võ thuật và đầy tự tin”, ông Trung không dứt được mạch cảm xúc khi nói về người thầy võ thuật của mình.

Trong 5 người con của ông Quang, người con trai thứ hai là Trần Hưng Hiệp tài hoa hơn cả và đã được truyền chức chấp Chưởng môn đời thứ 6 của Bình Định Gia. Nhưng anh đã sớm qua đời vì tai nạn khi mới ngoài 30 tuổi.

Nay chức chấp Chưởng môn đời thứ 6 của Bình Định Gia được truyền cho con trai anh Hiệp cũng là cháu đích tôn của dòng họ Trần - Trần Hưng Đạt. Một điểm chung của nhiều đời dòng họ Trần là đều theo học lĩnh vực nghệ thuật sân khấu điện ảnh hoặc nghề thuốc. Chàng trai trẻ Trần Hưng Đạt học khoa Thiết kế mỹ thuật trường Sân khấu điện ảnh. Mẹ của Đạt đang thay chồng và con trai lãnh đạo võ môn.

Chiều 19/7, thi thể võ sư Quang được phát hiện trong cống nước dưới gầm đường trên cao vành đai 3. Cảnh sát xác định võ sư khi đi bộ đã sa chân xuống hố ga không đậy nắp. Thời điểm đó mực nước lên cao do ảnh hưởng của mưa bão đã khiến ông tử vong.

Võ sư 88 tuổi rời nhà từ sáng ngày 17/7. Gần đây, sức khỏe của ông không được tốt, thường bị lẫn. Tang lễ cụ Quang được gia đình và các học trò tổ chức vào ngày 25/7.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.