-
icon
Lưu Quang Vũ
-
icon
Vũ Trọng Phụng
-
icon
Nguyễn Huy Tưởng
Giải thích "Vũ Như Tô" là vở kịch có quy mô lớn và xuất sắc của Nguyễn Huy Tưởng và nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1941, gồm 5 hồi, viết về sự kiện lịch sử xảy ra ở kinh thành Thăng Long dưới thời vua Lê Tương Dực. Vũ Như Tô, nhân vật chính của vở kịch là kiến trúc sư có tài và giàu sáng tạo, bị vua Lê Tương Dực bắt xây Cửu Trùng Đài để làm chỗ vui chơi. Nguyễn Huy Tưởng viết trong tác phẩm của mình rằng Vũ Như Tô vốn là nghệ sĩ chân chính gắn bó với nhân dân nên ông từ chối. Nhưng sau khi nghe lời khuyên của cung nữ Đan Thiềm, ông đã trổ tài xây một lâu đài vĩ đại, tô điểm cho đất nước, làm niềm hãnh diện của dân tộc. Tuy nhiên, công trình được xây dựng làm tốn rất nhiều mồ hôi, xương máu và tài sản nên Vũ Như Tô bị nhân dân vô cùng căm ghét. Khi biết tin đang bị đuổi bắt, Vũ Như Tô vẫn không chạy trốn vì cho rằng mình không có tội gì trong việc này, thậm chí còn nghĩ đã có công dựng lên một công trình hoành tráng. Đến khi Cửu Trùng Đài bị thiêu hủy, Vũ Như Tô mới bừng tỉnh nhưng đã quá muộn. Cuối cùng, ông cũng bị giết. Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng muốn đặt ra những vấn đề muôn thuở về lý tưởng nghệ thuật cao siêu và vĩnh cửu với những lợi tích thiết thực của đời sống nhân dân. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 có đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài". Đoạn trích này là hồi 5, hồi cuối cùng trong vở kịch "Vũ Như Tô".