"Đại chiến" vì nữ ca sỹ muốn hiến trinh tiết cứu nữ sinh bị bắt cóc

Nhiều ý kiến đánh giá cô là người dũng cảm, "dám hy sinh bản thân vì việc lớn", nhưng cũng có người nhận định đó là trò gây "sốc" vẫn thường thấy của giới văn nghệ sỹ.
"Đại chiến" vì nữ ca sỹ muốn hiến trinh tiết cứu nữ sinh bị bắt cóc
"Đại chiến" vì nữ ca sỹ muốn hiến trinh tiết cứu nữ sinh bị bắt cóc - anh 1

Nữ ca sĩ Adokiye.

Có thể "đáp ứng" 10 - 12 chiến binh Boko Haram một đêm

Adokiye, ca sĩ nhạc pop 23 tuổi đã phát đi thông điệp của mình qua các mạng xã hội rằng, cô sẵn sàng đổi trinh tiết cho các chiến binh Hồi giáo để lấy sự giải thoát cho 276 nữ sinh bị bắt cóc ở khu vực phía đông Bắc thị trấn Chibok vào tháng tư vừa qua.

Cô ca sĩ, diễn viên chia sẻ với phóng viên tờ báo Vanguard của Nigeria rằng, "bây giờ là 11 giờ đêm và bạn có biết tôi đang nghĩ về điều gì không? Những bé gái bị bắt cóc, họ đang ở đâu và những gì tồi tệ có thể xảy ra với họ? Điều này thật không công bằng. Họ còn quá trẻ. Tôi muốn lấy chính bản thân mình để trao đổi, nếu điều đó có thể được chấp nhận".

Adokiye cũng nói thêm rằng, "những cô gái bị bắt cóc chỉ từ 12 đến 15 tuổi, còn quá trẻ, trong khi tôi lớn tuổi hơn và có kinh nghiệm trong cuộc sống hơn. Ngay cả khi phải đáp ứng 10 - 12 người đàn ông mỗi đêm, tôi cũng không quan tâm. Điều tôi quan tâm nhất lúc này là làm sao để các cô gái có thể quay trở lại với cha mẹ họ".

Vụ bắt cóc do phiến quân Boko Haram tiến hành, người đứng đầu nhóm là Abubakar Shekau đã làm dấy lên một chiến dịch trên toàn thế giới mang tên "BringBack-OurGirls" (tạm dịch: mang những cô gái quay trở lại). Chiến dịch này có sự hỗ trợ của nhiều nhân vật nổi tiếng và các nhà lãnh đạo cao cấp như ông David Cameron, bà Michelle Obama… Đề nghị của Adokiye đăng tải trên Twitter được cho là có giá trị hơn những lời kêu gọi thông thường.

Những phản ứng trái chiều từ cư dân mạng

Kể từ khi nổi danh và trở thành Đại sứ Hòa bình của Imo, cô chưa có hoạt động gì gây "bất ngờ", ngoại trừ tuyên ngôn gây "sốc" lần này. Hành động của Adokiye gây nên những phản ứng trái chiều trên cộng đồng mạng. Nhiều ý kiến đánh giá cô là người dũng cảm, "dám hy sinh bản thân vì việc lớn", nhưng cũng có người nhận định đó là trò gây "sốc" vẫn thường thấy của giới văn nghệ sỹ.

Thậm chí, có người còn thẳng thắn nhận xét rằng, với thân hình nóng bỏng và và tính cách "bốc lửa" thường thấy trên sân khấu thì có khi "cái ngàn vàng" với cô cũng là thứ "xa xỉ". Một người sử dụng Twitter có nick name Singhatul2014 cho viết, "rất cảm động và Adokiye nên được trao giải Nobel Hòa bình", trong khi nick name Kunleadefioye đặt câu hỏi, "liệu đây có phải là chiêu bài để đánh bóng tên tuổi?".

Sự mất tích của các nữ sinh vẫn là điều bí ẩn

Quan chức của Nigeria cho hay, tung tích của những nữ sinh bị bắt cóc hiện vẫn là điều bí ẩn. Những chiến binh Hồi giáo trong cuộc chiến đấu với Boko Haram đang phải dần rút quân khi một số người chết vì bị rắn và ong rừng tấn công. Hai tay súng của Boko Haram bị bắt ở Maiduguri, phía Bắc miền Đông Nigeria cũng cho hay, các thành viên của nhóm đã trốn khỏi rừng Sambisa, gần biên giới với Cameroon vì lý do tương tự.

Kolo Mustapha, một trong những người đàn ông bị bắt giữ nói với phóng viên tờ Vanguard rằng, "hầu hết chúng tôi phải chạy trốn vì có quá nhiều rắn và ong trong rừng. Khi bị rắn cắn hay ong đốt thì coi như đã cận kề với cái chết, các nạn nhân không thể kéo dài sự sống quá 24 giờ". Kolo Mustapha nói rằng, những con rắn sẽ tấn công các chiến binh đầu tiên, sau đó là hàng chục con ong vây quanh và đốt khắp cơ thể. Nhiều thành viên Boko Haram tin rằng, rắn và ong có thể là linh hồn của nạn nhân bị họ giết hại quay trở lại để trả thù. Mustapha cho hay, ông bị bắt bởi nhóm tình nguyện viên địa phương khi chấp nhận rủi ro để chạy trốn.

Tay súng thứ hai, Umar xác nhận lời khai của Mustapha và nói thêm, "hầu như tất cả mọi người đều rời khỏi Sambisa vì các cuộc tấn công liên tục của rắn và ong". Umar mô tả cuộc tấn công là "bệnh dịch". Các thành viên Boko Haram khi rời khỏi rừng đã đổ lỗi cho chính bản thân mình. Họ nghĩ, những hành động giết người và bắt cóc tàn bạo của họ ở phía Bắc Nigeria là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.