Đại học FPT muốn mua vật thể lạ, Bộ Quốc phòng nói gì?

Thượng tướng Võ Văn Tuấn khẳng định không thể có chuyện bán ‘vật thể lạ’ hình cầu dù cho ĐH FPT sẵn sàng mua với giá 100 triệu đồng.
Đại học FPT muốn mua vật thể lạ, Bộ Quốc phòng nói gì?

Sáng 6/1, trao đổi với PV, thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, cho biết, hiện chưa có thông tin gì mới về những vật thể hình cầu rơi xuống Tuyên Quang và Yên Bái vừa qua.

Trả lời câu hỏi của PV về việc ĐH PFT sẵn sàng mua ‘vật thể lạ’ ở Tuyên Quang với giá 100 triệu đồng, thượng tướng Tuấn cho biết đã có trao đổi với phía Đại học FPT và khẳng định không thể có chuyện mua bán được.

“Không thể có chuyện đó, chúng tôi đã có trao đổi lại với phía Đại học FPT” – Thượng tướng Võ Văn Tuấn nói.

Nói về hướng xử lý đối với các vật thể này, thượng tướng Tuấn cho biết, hiện cơ quan chức năng vẫn đang trong quá trình điều tra nên chưa thể nói trước.

Có thể các vật thể này sau khi được xác minh, Bộ Quốc phòng có thể giao cho đơn vị cần để phục vụ nghiên cứu.

Trước đó, theo thượng tướng Võ Văn Tuấn, ba vật thể hình cầu gồm: Một vật thể hình cầu lớn rơi tại ruộng trồng ngô của gia đình ông Quan Văn Học (thôn Nà Giàng, xã Tân Mỹ, Chiêm Hóa, Tuyên Quang) và hai vật thể nhỏ rơi trên địa bàn tỉnh Yên Bái (gồm một vật thể rơi tại khu vực nhà ông Trần Quang Thuận, thôn 1 xã Tân Đồng, Trấn Yên và tại thôn Khe Quéo, xã An Lương, Văn Chấn) không phải là vật liệu nổ mà là bình khí nén chuyên dụng của một thiết bị bay, có thể là tên lửa đẩy. Thiết bị này không phải của Việt Nam mà được sản xuất tại Nga.

Đại học FPT muốn mua vật thể lạ, Bộ Quốc phòng nói gì? ảnh 1

Vật thể "lạ" hình cầu rơi xuống Tân Mỹ - Chiêm Hóa - Tuyên Quang hôm 2/1.

“Tuy nhiên, Nga có phải là chủ thể của thiết bị hay không còn phải xác định thêm vì thiết bị có thể do Nga sản xuất nhưng bán cho quốc gia khác”, Thượng tướng Tuấn nói.

Theo thượng tướng Tuấn, dù không gây thiệt hại về người và tài sản nhưng sự việc vừa qua cho thấy các vật thể này uy hiếp rất lớn đến an toàn hàng không, vì nếu chẳng may những vật thể này rơi trúng hoặc va chạm với máy bay hay các thiết bị khác đều rất nguy hiểm.

Vì vậy, Bộ Quốc phòng đang tổng hợp thông tin vụ việc và sẽ báo cáo lên Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia Việt Nam làm cơ sở để báo cho Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), đồng thời thông báo đến các quốc gia đang có chương trình, hoạt động nghiên cứu vũ trụ cần cẩn trọng hơn trong khi tiến hành hủy bỏ các thiết bị đã qua sử dụng để không ảnh hưởng đến an ninh hàng không dân dụng cũng như an toàn các vùng dân cư.

Quốc gia sở hữu vật thể phải đền bù nếu có thiệt hại lớn?

Trên tờ Dân Việt, ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho hay, 3 vật thể lạ rơi ở hai tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái nằm ngoài khu vực có hoạt động hàng không dân dụng. Vị trí vật thể rơi không có máy bay hoạt động, do vậy, không có thiệt hại về tài sản hay con người.

“Tuy nhiên, bất cứ một vật thể lạ nào rơi từ trên trời xuống cũng đều có khả năng gây hiểm cho con người, tài sản. Nếu vật thể rơi trúng khu vực có hoạt động bay, an ninh hàng không sẽ bị đe dọa”, ông Thanh nói.

Theo ông Thanh, nếu như vật thể rơi có liên quan đến hoạt động khai thác hàng không vũ trụ thì theo Công ước về khai thác hàng không vũ trụ giữa các nước, nước nào sử dụng vật thể gây thiệt hại cho con người, tài sản sẽ phải đền bù.

Trong khi đó, ông Vũ Trọng Thư – nguyên Trưởng phòng nghiên cứu không gian Fspace (Trường ĐH FPT) cho biết: Các nước phát triển trên thế giới như Nga, Mỹ…hàng năm phóng rất nhiều tên lửa, đa số các tên lửa sau khi hoàn thành nhiệm vụ đẩy vệ tinh lên quỹ đạo khi rơi trở lại bầu khí quyển trái đất đều bốc cháy hết hoặc được điều khiển để rơi xuống biển, sa mạc hay rừng núi (tránh những nơi có người sống).

Chỉ có 1 vài trường hợp có 1 số bộ phận của tên lửa/vệ tinh rơi xuống đất, đây cũng là điều xảy ra ngoài ý muốn của nước phóng tên lửa. Nếu không may gây ra thiệt hại dưới đất thì trách nhiệm thuộc về nước phóng tên lửa.

Theo ông Thư, trong lịch sử đã có tiền lệ, ngày 24/1/1978 vệ tinh Kosmos 954 do Liên Xô phóng bị rơi xuống miền Bắc Canada gây ra một thảm họa môi trường vì trên vệ tinh có 1 lò phản ứng hạt nhân nhỏ chứa 50kg U-235. Canada đòi Liên Xô phải trả 6 triệu đô CND chi phí dọn rác nhưng cuối cùng Liên Xô chỉ trả 3 triệu đô CND.

Nhất Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.