Đắng cay vé số dạo

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Ngay cả khi được khỏa lấp bằng những lời biện hộ đẹp đẽ, thì tôi nghĩ, vẫn quá khó để tin vào sự sẻ chia thực tâm của các công ty xổ số đối với người bán vé số dạo. Mà người ta cùng đường mới phải lang thang khắp nơi để mời mua từng tờ vé số. Mà cũng không có ai mạnh khoẻ, đủ sức lao động lại đi bán vé số dạo bao giờ?! Nếu có, hẳn là rất ít.

Nhà báo Lê Xuân Thọ
Nhà báo Lê Xuân Thọ

Từ ngày 1/4, người bán vé số dạo khu vực miền Nam bị cắt giảm hoa hồng. Trước khi bị cắt giảm, họ sẽ kiếm được 1.100 đồng cho mỗi tờ vé số được bán ra, nhưng từ đầu tháng 4 đến nay, họ chỉ còn được hưởng 1.050 đồng, trong khi công sức bỏ ra vẫn phải nhọc nhằn như vậy.

50 đồng mà người bán vé số dạo bị mất đi, được “chạy” về túi của đại lí.

Trung bình mỗi ngày, tại TP.HCM một người bán vé số dạo phải vô cùng nhọc nhằn, vất vả, mới bán được 200 vé. Với việc bị mất thêm 50 đồng mỗi tờ, giờ đây, thu nhập của họ bị mất 10.000 đồng mỗi ngày, vị chi mỗi tháng là 300.000 đồng.

Tại TP.HCM, có khoảng 100.000 người bán vé số dạo như thế. Nhân với số tiền 300.000 đồng mỗi tháng mà họ mất đi, là số tiền tương ứng mà đại lí có thêm: khoảng 30 tỉ đồng. Hẳn nhiên, con số sẽ còn to gấp nhiều lần hơn nữa, nếu cộng gộp toàn miền Nam.

Vậy, ai đã cố ăn dày thêm trên phần công sức của người bán vé số dạo? Đại lí cấp 2, cấp 3 nói rằng do ở trên. “Ở trên” nghĩa là đại lí cấp 1 hoặc công ty xổ số. Nhưng công ty xổ số nói rằng họ không tăng giá bán, không điều chỉnh hoa hồng. Bằng những dữ kiện có được, chúng ta thừa hiểu vấn đề nảy sinh từ đại lí cấp 1.

Sự điều chỉnh của đại lí cấp 1 ảnh hưởng đến doanh thu của đại lí cấp 2, cấp 3. Để bảo toàn lợi nhuận của mình trước đó, đại lí cấp 2, cấp 3 hất sang đôi vai gầy guộc của những người bán vé số dạo. Những con người yếu thế này gánh chịu.

Đến đây, không cố ý xúc phạm nhưng tôi phải nói rằng những người bán vé số dạo như chú lừa cõng đồ lên dốc, khi đã quá mệt, thì chỉ cần bị vắt thêm chiếc áo nữa thôi, là sẽ quỵ gối. Khi chú lừa không thể gượng dậy, thì chính chủ nhân của nó phải tự mình, hay tìm cách khác mang đồ về nhà, trong khi nếu họ chịu khó mang chiếc áo, thì sẽ không phải lâm vào cảnh ấy.

Hơn ai hết, chính các đại lí phải là người hiểu được lợi nhuận mình có được là từ những người bán vé số dạo, nếu các đại lí không thể sẻ chia với nhau, thì cũng không nên đổ hết lên vai người bán vé số dạo. Huống chi, cái lợi nhuận tưởng chừng đang là hao hụt ấy, chỉ là sản phẩm từ ý nghĩ tham lam của họ mà thôi.

Tôi chợt nhớ câu chuyện hôm qua, bên bờ kênh Thị Nghè, tại một quán cơm vỉa hè mà tôi thường ăn trưa. Một bà cụ 78 tuổi quê ở Long An lên TP.HCM bán vé số, ghé vào quán ăn cơm, cụ ngồi đối diện tôi. Tôi nói chủ quán mình sẽ trả luôn phần cơm của cụ, hai đĩa hết 50 nghìn đồng, tức 25 nghìn đồng mỗi đĩa.

Nhưng sau đó, chủ quán đưa lại cho bà cụ 20 nghìn đồng. Hoá ra, từ trước tới giờ, chủ quán chỉ lấy tiền cơm của cụ, hay những người bán vé số khác, có 5 nghìn đồng cho một đĩa cơm. Bà cụ có vẻ ngại ngùng, và chỉ yên tâm khi tôi nói cụ cứ giữ số tiền nhỏ nhoi đó.

Với người bán vé số dạo, 10 nghìn đồng là một khoản tiền mà họ phải cực nhọc mới có được, và nó cũng là khoản chi tiêu tương đối của nhu cầu vốn đã dè sẻn của mình.

Tôi thật sự không hiểu, vì sao người người nghèo, như câu chuyện tôi vừa kể ở trên, tìm cách san sẻ nhau, thì đại lí vé số lại tìm cách vét thêm số tiền mà người bán vé số dạo cực nhọc mới có được. Càng khó hiểu hơn, khi phải nhắc lại rằng, các đại lí thừa hiểu doanh thu mình có được là nhờ những người bán vé số dạo.

Nên khi họ xâu xé thêm thành quả của người bán vé số dạo, không chỉ tham lam thôi, mà còn nhẫn tâm nữa.

Và tôi nghĩ rằng, các công ty xổ số phải làm gì đó, chứ không thể nói không phải tại mình rồi như thể vô can được, vì suy cho cùng, chính các công ty xổ số cũng được nuôi sống bởi sự nhọc nhằn của những người bán vé số dạo.

Nhất là trong bối cảnh, doanh thu và cả lợi nhuận của các công ty xổ số không ngừng tăng lên!

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.