Dấu ấn tích cực trên hành trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
Từ ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự kiện lớn này đã để lại nhiều dấu ấn tích cực trên hành trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Ngày 7/11/2006, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy ký Nghị định thư về việc Việt Nam gia nhập WTO
Ngày 7/11/2006, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy ký Nghị định thư về việc Việt Nam gia nhập WTO

Ngày 7/11/2006, lễ kết nạp Việt Nam gia nhập WTO được tổ chức tại trụ sở WTO ở Geneva, Thụy Sĩ. Sau đó, kể từ ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này.

Sự kiện lớn nói trên đã để lại nhiều dấu ấn tích cực trên hành trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Dấu ấn sâu đậm nhất của việc tham gia WTO và hội nhập quốc tế đối với Việt Nam là góp phần đổi mới tư duy chính sách, hoàn thiện chuẩn mực quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp, định hình khung khổ pháp lý và các chuẩn mực phát triển các thể chế kinh tế-thương mại, tạo cơ sở pháp lý vững chắc làm cầu nối và xung lực tích cực để đất nước từng bước mở cửa, mở rộng quy mô thị trường hàng hóa và dịch vụ, cải thiên cơ cấu và nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại quốc tế theo các thỏa thuận đa phương và song phương đã cam kết.

Đến năm 2020, Việt Nam có 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện; có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước, có quan hệ kinh tế với 160 nước và 70 vùng lãnh thổ.

Đặc biệt, WTO cùng với hơn hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực, trong đó có 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia (15 hiệp định đã ký kết, có hiệu lực và 2 hiệp định đang đàm phán) là những cánh cửa lớn, đa chiều để Việt Nam định hướng hoàn thiện khung khổ thể chế phát triển kinh tế thị trường và tự tin hội nhập toàn cầu ngày càng sâu, rộng, đầy đủ, hiệu quả hơn.

Vào tốp 20 nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới

Dấu ấn WTO được ghi nhận rõ nét trong việc đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế có độ mở cao, tới 200% GDP và cải thiện cán cân thương mại hàng hóa, chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu 6 năm liên tục kể từ 2016 đến nay.

Theo Tổng cục Thống kê, nếu năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước chỉ ở mức 84,7 tỷ USD (xuất khẩu 39,8 tỷ USD), thì đến năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt tới 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020 và tăng hơn 7 lần so với năm 2006.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 247,54 tỷ USD, tăng 21,1%, chiếm 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Từ năm 2016 đến nay, cán cân thương mại luôn đạt thặng dư với mức xuất siêu tăng dần qua các năm, từ 1,77 tỷ USD (năm 2016); 2,1 tỷ USD (năm 2017); 6,8 tỷ USD (năm 2018); 10,9 tỷ USD (năm 2019); trên 19 tỷ USD (năm 2020) và năm 2021, dù chịu ảnh hưởng nặng nề dịch COVID-19, Việt Nam vẫn đạt mức xuất siêu gần 4 tỷ USD…

Báo cáo rà soát thống kê thương mại thế giới năm 2020 của WTO ghi nhận trong số 50 nước có nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt Nam có mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí thứ 39 vào năm 2009 lên vị trí thứ 23 vào năm 2019 và lọt vào tốp 20 năm 2021.

Nhiều chỉ số xếp hạng quốc tế được cải thiện

Việc tuân thủ các cam kết hội nhập cũng giúp Việt Nam cải thiện nhiều chỉ số xếp hạng quốc tế quan trọng khác.

Theo đánh giá và xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), chỉ số “Năng lực cạnh tranh toàn cầu” (GCI) của Việt Nam đã cải thiện mạnh. Trong 10 năm (2007-2017), chỉ số GCI của Việt Nam tăng 13 bậc, từ hạng 68/131 vào năm 2007 lên 55/137 vào năm 2017 và chuyển từ nhóm nửa dưới của bảng xếp hạng lên nhóm nửa trên.

Trong năm 2019, trước khi dịch COVID-19 bùng phát trên thế giới, Việt Nam được coi là quốc gia có nền kinh tế ổn định, tăng trưởng nhanh tốp đầu khu vực và thế giới; được IMF đánh giá nằm trong số 20 nền kinh tế có đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng toàn cầu năm 2019.

Cũng trong năm 2019, Việt Nam lọt vào tốp 10/163 nước “đáng sống nhất thế giới” trong bảng xếp hạng của HSBC Expat; đứng thứ 83/128 nước trong xếp hạng các nước an toàn nhất; xếp thứ 94/156 nước trong Bảng xếp hạng quốc gia hạnh phúc. Việt Nam đứng thứ 84/161 nước trong xếp hạng bảo vệ nhà đầu tư của Forbes và xếp thứ 39/80 nước trong xếp hạng các nước "tốt nhất thế giới" theo đánh giá của trang U.S. News & World Report …

Năm 2020, quy mô GDP Việt Nam đứng thứ 44 thế giới, đứng thứ 4 Đông Nam Á và bình quân GDP/đầu người đứng thứ 6 khu vực. “Thương hiệu Quố gia Việt Nam” là thương hiệu tăng giá trị nhanh nhất thế giới, khi tăng tới 29% so với năm 2019, lên 319 tỷ USD; từ vị trí 42 lên 33 trong danh sách 100 thương hiệu quốc gia của Brand Finance (hãng định giá thương hiệu và tư vấn chiến lược độc lập hàng đầu của Anh).

Theo bảng xếp hạng về chỉ số tự do kinh tế năm 2021 (Index of Economic Freedom 2021) mới công bố của Heritage Foundation (Mỹ), với điểm tổng thể của Việt Nam là 61,7 điểm (cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới). Việt Nam là nền kinh tế tự do đứng thứ 17/40 quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đứng thứ 90/184 nền kinh tế trên thế giới trong bảng xếp hạng tự do kinh tế của Heritage Foundation...

Còn theo Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu năm 2021, được Brand Finance - công ty tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu độc lập hàng đầu thế giới, có trụ sở tại London (Anh) công bố tại “Hội nghị thượng đỉnh 2021 về quyền lực mềm toàn cầu” ngày 25/2/2021 - Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng này.

Cụ thể, vị trí của Việt Nam được cải thiện, tăng 2,5 điểm, thay đổi từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng. Việt Nam được đánh giá là điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về thương hiệu quốc gia và những kết quả về kinh tế, xã hội đã đạt được trong năm qua.

Theo đánh giá của Brand Finance, Việt Nam đã phát huy tương đối tốt mọi khía cạnh của quyền lực mềm, đặc biệt là sự hội nhập của “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam” và các thương hiệu sản phẩm hàng đầu. Uy tín quốc gia của Việt Nam trong năm qua đã tăng lên phần lớn nhờ chủ trương và phản ứng nhanh nhạy của Chính phủ, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu trong và ngoài nước cũng như sự năng động, nỗ lực của doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh các chỉ số về kinh tế, theo khảo sát và đánh giá của Liên Hợp Quốc, chỉ số phát triển bền vững (SDG) của Việt Nam đã liên tục gia tăng, từ vị trí 88 vào năm 2016 lên 57 vào năm 2018 và thứ 49 vào năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dưới 3% vào năm 2020, với mức giảm trung bình là hơn 1,4%/năm.

Trong bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), năm 2021, Việt Nam xếp thứ 44/132 quốc gia và vùng lãnh thổ, tức nằm trong khoảng tin cậy (từ khoảng 42 đến 47) của bảng xếp hạng này.

Đến nay, Việt Nam đã được 90 nước công nhận là nền kinh tế thị trường và đạt được những thành tựu nổi bật về tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua, đồng thời có nhiều khả năng tiếp tục giữ đà tăng trưởng cao trong tương lai trung hạn nhờ khung đầu tư tổng thể đã được hiện đại hóa, chi phí đăng ký kinh doanh đã được cắt giảm và tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài, cũng như hoạt động khởi sự kinh doanh (theo công bố xếp hạng các nền kinh tế tốt nhất để đầu tư của Tạp chí U.S. News & World Report, Việt Nam xếp thứ 8/20 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư năm 2019, tăng từ vị trí 23 của năm 2018).

Những kết quả về thương mại nói trên cho thấy Việt Nam là đất nước “mở” sau khi gia nhập WTO và thực thi nghiêm túc các cam kết gia nhập. Những thành tựu đó là kết quả của quá trình nỗ lực, bền bỉ và kiên định thực hiện đồng bộ nhiều chính sách đổi mới, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất và sửa đổi các quy định pháp luật; thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng hiện đại, minh bạch, tạo sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng cho doanh nghiệp và tiệm cận với chuẩn mực quốc tế theo tinh thần của WTO và các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tham gia.

Hội nhập quốc tế và gia tăng mức độ tự do kinh tế, trong đó có những cải cách chính sách kinh tế trong khuôn khổ WTO và các FTA đã tạo động lực và là động năng mạnh mẽ để giúp Việt Nam phát triển kinh tế, nâng cao quyền lực mềm, ngày càng trở thành một quốc gia cạnh tranh và hiện đại, đồng thời mang lại cho người dân cuộc sống tốt đẹp hơn.

Theo Báo Chính phủ
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.